Doanh nghiệp xã hội nổi lên với vai trò hỗ trợ các vấn đề xã hội như: đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em.. Doanh nghiệp xã hội vẫn thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tìm hiểu các đặc điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Phân loại doanh nghiệp xã hội?
Ngoài việc được thành lập dựa trên các loại hình doanh nghiệp được pháp luật phân chia cụ thể (như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…) thì doanh nghiệp xã hội cũng có thể phân loại dựa trên phương hướng hoạt động, cụ thể:
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: Đây là loại hình doanh nghiệp thường được xem là từ thiện. Doanh nghiệp tập trung biến mục tiêu kinh tế trở thành phương tiện tối ưu phát triển xã hội. Loại hình doanh nghiệp này tạo giá trị vật chất từ những hàng hóa và dịch vụ giàu nhân văn mà họ cung cấp cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hoạt động như những công ty giúp họ tiếp cận những nguồn vốn và cơ hội kinh doanh đa dạng hơn là một tổ chức từ thiện đơn thuần.
- Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận: các doanh nghiệp xã hội ở loại hình này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường tuy nhiên không bị chi phối bởi lợi nhuận. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Hầu hết các doanh nghiệp này được phát triển từ nền tảng tổ chức phi chính phủ (non – governmental organization – NGO). Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như: trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành…Các doanh nghiệp này thường đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội
Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp xã hội
Pháp luật điều chỉnh loại hình doanh nghiệp xã hội tại Luật Doanh nghiệp 2014 (Luật DN), Nghị định 96/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan. Theo đó, để trở thành doanh nghiệp xã hội cần đảm bảo đáp ứng được các tiêu chí cơ bản tại khoản 1 Điều 10 Luật DN bao gồm:
- Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
- Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
- Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
Trên đây là một số đặc điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp xã hội. Bạn có thể tìm hiểu thêm về loại hình doanh nghiệp mang đậm tính nhân văn này tại các bài viết của Phan Law hoặc trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn