Có cần công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hay không? là câu hỏi nhiều người quan tâm. Để biết câu trả lời xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Tư vấn thừa kế đất đai khi bản di chúc bị hủy?
>> Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất theo luật
>> Tư vấn về quyền thừa kế tài sản của con nuôi theo pháp luật
công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Có cần công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hay không?
Thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản quyền sử dụng đất được thực hiện tại phòng công chứng theo quy định của Điều 57, 58 Luật công chứng 2014 là: “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.”.
Theo quy định, không bắt buộc phải công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Nhưng trường hợp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà theo quy định pháp luật phải có công chứng, chứng thực thì phải công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản đó để những thỏa thuận trong văn bản có giá trị pháp lý.
Trong khoản 2 Điều 57 Luật công chứng 2014 cũng nêu rõ trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Ngoài ra, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế (đối với thừa kế theo pháp luật) hoặc phải có bản sao di chúc (trong trường hợp thừa kế theo di chúc).
Hồ sơ đăng ký công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Người thừa kế phải nộp một bộ hồ sơ có các giấy tờ theo sự hướng dẫn của từng phòng công chứng, các giấy tờ đó thường là:
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản bắt buộc theo khoản 2 Điều 57 Luật công chứng 2014 bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật đất đại 2013 đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận.
- Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.
- Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.
- Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.
- Trường hợp có các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế phải được thanh toán như thì cần có các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc có nghĩa vụ tài sản, việc đã thanh toán hay chưa thanh toán các nghĩa vụ tài sản này.
Kiểm tra hồ sơ công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được hướng dẫn chi tiết tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
“Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.”
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng. Mục đích của việc niêm yết là nhằm để xác định có hay không có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất mà lại niêm yết ở UBND thì không hợp lý.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư