Ngành trồng trọt và chăn nuôi là ngàn sản xuất chủ yếu của người dân nước ta, để đạt năng xuất cao và tiện lợi hơn mọi người đều dùng các sản phẩm được sản xuất xắn từ nhà máy. vậy nếu các sản phẩm thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi bị làm giả thì những người sản xuất buôn bán hàng giả đó bị sử lý như thế nào?
Xem thêm:
>> Bán hàng giá cao hơn giá niêm yết, cửa hàng Bách hóa xanh bị xử phạt
>> Bán hàng giả nhãn hiệu, vợ Lê Dương Bảo Lâm bị xử phạt hành chính
>> Chế tài áp dụng đối với hành vi sản xuất hàng giả
Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi bị sử lý như thế nào?
Làm giả, buôn bán hàng giả thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi là gì?
Sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi được hiểu là hành vi làm ra sản phẩm, hàng hoá là các đối tượng nêu trên một cách trái phép giống như các sản phẩm hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ trên thị trường (tức hàng thật) gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả không có chất lượng hoặc công dụng.
Buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi được hiểu là hành vi mua bán hàng hoá là các đối tượng nêu trên mà mình biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.
Sản xuất, buôn bán hàng giả.
Mức xử lý đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 1015 sửa đổi bổ xung 2017 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Buôn bán qua biên giới; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi , thì bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều Bộ luật hình sự 1015 sửa đổi bổ xung 2017, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Bộ luật hình sự 1015 sửa đổi bổ xung 2017, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự 1015 sửa đổi bổ xung 2017, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư