Hiện nay, tình trạng hàng giả được sản xuất gần như giống hàng thật về mọi phương diện đang trở thành một vấn nạn. Nó ngày càng xuất hiện tràn lan trên thị trường khiến cho người tiêu dùng rất khó phân biệt và làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế quốc dân, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, các công ty kinh doanh hợp pháp. Đặc biệt nó ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm chính hãng của các doanh nghiệp chân chính.
Sản xuất hàng giả được hiểu như thế nào?
Sản xuất hàng giả được hiểu là hành vi sản xuất (làm, tạo) ra các loại sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu đã đăng ký, hoặc nhái lại kiểu dáng của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền,…., đó có thể là chế tạo, chế bản, chế biến, nhân giống, sao chép, sáng tác, dịch thuật… nhằm gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối người mua hoặc làm ra những sản phẩm, hàng hoá giả chất lượng hoặc công dụng.
Sản xuất hàng giả bị xử lý hành chính như thế nào?
Nếu mức nguy hiểm của hành vi sản xuất hàng giả của bạn mà chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12, 14 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Cụ thể mức xử phạt như sau:
Trường hợp 1: Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng
Sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng gồm:
- Một là: Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
- Hai là: Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Ba là: Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Bốn là: Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Năm là: Lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Sáu là: Thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bảy là: Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Mức phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả một, hai, ba, bốn được quy định như sau:
- Mức 1: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng
- Mức 2: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Mức 3: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Mức 4: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Mức 5: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
- Mức 6: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
Mức phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả số năm, sáu, bảy được quy định như sau:
- Mức 1: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng
- Mức 2: Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Mức 3: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
- Mức 4: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng
- Mức 5: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng
- Mức 6: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
Lưu ý: Ngoài mức phạt tiền thì sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng còn bị xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật vi phạm.
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm. nhiều lần hoặc tái phạm.
- Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng.
Trường hợp 2: Sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
Sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa gồm những hành vi sau:
- Một là: Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác.
- Hai là: Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
- Ba là: Lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Bốn là: Thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi mà không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Năm là: Phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
Mức phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả một, hai được quy định như sau:
- Mức 1: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Mức 2: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
- Mức 3: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
- Mức 4: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
- Mức 5: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng
- Mức 6: Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng
Mức phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả số ba, bốn, năm được quy định như sau:
- Mức 1: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Mức 2: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng
- Mức 3: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Mức 4: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
- Mức 5: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng
- Mức 6: Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng
Lưu ý: Ngoài mức phạt tiền thì sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa còn bị xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật vi phạm.
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất hàng giả.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm. nhiều lần hoặc tái phạm.
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng.
Sản xuất hàng giả bị xử lý hình sự như thế nào?
Theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015, đối với hành vi sản xuất hàng giả không phải là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thì tùy vào mức độ vi phạm mà bị xử lý như sau:
Khung 1: Bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 2: Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Khung 3: Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lưu ý: Mức hình phạt trên được áp dụng cá nhân. Đối với pháp nhân thì có mức xử phạt như sau:
Khung 1: Bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Khung 2: Bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng.
Khung 3: Bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 4: Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Mọi vấn đề pháp lý liên quan đến vấn nạn sản xuất hàng giả, vui lòng liên hệ về Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn