Thực tế cho thấy hầu hết những thương hiệu có uy tín được người tiêu dùng ưa chuộng đều xảy ra tình trạng hàng hóa bị nhái hay làm giả. Xét về góc độ kinh tế, vấn nạn hàng nhái, hàng giả này gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp chân chính. Nó khiến cho người tiêu dùng có những nhầm lẫn mà quay lưng lại với thương hiệu, gây mất uy tín cho doanh nghiệp. Tình trạng này đang diễn ra với những thủ đoạn ngày một tinh vi khiến cho doanh nghiệp và thị trường không thể nào lường trước được.
Vấn nạn hàng nhái, hàng giả đe dọa thị trường tiêu dùng
Hiện nay tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện đầy rẫy ở khắp nơi cũng như có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường. Từ các quầy hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa cho đến hè phố các đô thị, thậm chí còn len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn gây thách thức không nhỏ cho cơ quan quản lý Nhà nước và người tiêu dùng.
Hàng giả hay hàng nhái nhìn chung đều là cách gọi thông thường của hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được xác định như sau:
“1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.”
Đây chính là vấn nạn đang có sức đe dọa rất lớn quyền lợi người tiêu dùng cũng như những doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ, điển hình như: ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính,… Những hệ luỵ này khiến cho xã hội liên tục phải đề ra những giải pháp nhằm hạn chế sự lan rộng của những mặt hàng kém chất lượng này.
Giải pháp chống hàng giả, ngăn chặn giả mạo thương hiệu
Nhằm hạn chế tối đa sự xâm phạm của vấn nạn hàng nhái, hàng giả, pháp luật cũng đã đề ra những chế tài cũng như biện pháp giải quyết tình trạng này như sau:
Xử lý hành chính
Nhằm hạn chế cũng như xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái thì Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bị xử phạt hành chính như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.”
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đối với các hành vi trên thì tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hóa hay đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh. Ngoài các hình thức xử phạt thì chủ thể vi phạm phải buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Xử lý hình sự
Trong một số trường hợp việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái có thể bị xử lý hình sự với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó người nào sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm tuỳ theo từng trường hợp nhất định.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Giải pháp ngăn chặn hàng nhái hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ
Đối với bản thân những doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường, nếu có mong muốn ngăn chặn những hành vi làm giả hàng hoá của mình cũng như hạn chế tối đa tình trạng hàng giả, hàng nhái gây mất uy tín thương hiệu thì có thể áp dụng những biện pháp thiết thực như: xây dựng bộ phận chuyên trách, tìm kiếm đại diện sở hữu trí tuệ, tham gia vào các vụ việc kiểm tra của quản lý thị trường khi có yêu cầu;……. Từ đó kịp thời phát hiện cũng như xử lý những hành vi gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng của mình.
Phan Law Vietnam – Dịch vụ hỗ trợ bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái
Không chỉ riêng vấn nạn hàng nhái, hàng giả mà gần như tất cả những vấn đề liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ đều tạo nên tâm lý lo lắng cho đại bộ phận người kinh doanh. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển mà còn do những khó khăn trong việc tìm hiểu và nắm rõ những quy định của pháp luật để có thể vận dụng một cách cụ thể. Do đó, đều các doanh nghiệp cần nhất chính là một đội ngũ chuyên viên, luật sư có khả năng bảo vệ quyền lợi cho mình trong các vụ việc giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Phan Law Vietnam hiện được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đơn vị này chuyên cung cấp những dịch vụ luật sư đại diện tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong các vụ việc giả mạo về sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ tối đa cho lợi ích của khách hàng. Vì vậy mà nếu có bất kỳ thắc mắc hay khi quyền lợi bị xâm phạm, doanh nghiệp đều có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Phan Law Vietnam.
Mọi thông tin chi tiết về vấn nạn hàng nhái, hàng giả hay yêu cầu cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ về Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn