Chỉ có những doanh nghiệp hay tổ chức mới có quyền đăng ký thương hiệu còn cá nhân thì không. Nếu có thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân là không cần thiết hay không mang lại lợi ích gì. Những suy nghĩ đó thực sự là sai lầm, để giúp cho các cá nhân vẫn đang còn có những ý nghĩ như thế có cái nhìn nhận đúng đắn hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tổ chức doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng.
>> Tìm hiểu về Luật sở hữu trí tuệ: Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền mới nhất hiện nay
Đăng ký bảo hộ thương hiệu để làm gì ?
Đăng ký thương hiệu hay còn gọi là đăng ký nhãn hiệu là việc làm nhằm mục đích bảo hộ sự độc quyền đối với chính nhãn hiệu hay thương hiệu ấy. Là việc hoàn tất toàn bộ những thủ tục theo luật định và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Việc đăng ký bảo hộ cho thương hiệu là vấn đề cần thiết không chỉ cho tổ chức mà còn là các cá nhân hoạt động trên từng lĩnh vực. Khi mà hiện tại có quá nhiều cơ sở kinh doanh mọc lên làm gia tăng thêm số lượng đối thủ thủ cạnh tranh.
Việc bảo hộ cho thương hiệu là một trong những biện pháp tốt nhất để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh đến từ đói thủ. Khi một thương hiệu đã có tiếng trên thị trường nếu không được khẳng định chủ quyền rất dễ có khả năng bị những đối tượng khác sử dụng hoặc chiếm đoạt. Khi đó chủ doanh nghiệp sẽ hoàn toàn không có chứng cứ để chứng minh quyền sở hữu thuộc về mình nếu mà đối thủ đã hoàn thành việc đăng ký đối với thương hiệu hay nhãn hiệu đó.
Như vậy, đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân là cách thức để bảo vệ quyền lợi cho các thương nhân hoạt động kinh doanh trong mọi trường hợp khi xảy ra tranh chấp hoặc phát sinh những sự cố liên quan đến thương hiệu. Do vậy, mỗi chủ thể cần nhanh chóng tiến hành đăng ký trước khi quá muộn.
Và vấn đề đặt ra ở đây là ai có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu ? Có được phép tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân hay không ?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu nói chung và đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân nói riêng
Với cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thì quyền đăng ký không bị giới hạn bởi chủ sở hữu là một cá nhân hay tổ chức. Có nghĩa là dù cá nhân hay tổ chức cũng đều có quyền đăng ký bảo hộ thương hiệu hay nhãn hiệu như nhau. Điều này được quy định cụ thể tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009:
“ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. ”
Có thể thấy việc tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân đều được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép. Vì vậy các doanh nghiệp hay cá nhân co thể lựa chọn hình thức đăng ký bảo hộ phù hợp dựa trên việc căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị kinh doanh.
Nếu còn những thông tin chưa hiểu rõ về đăng ký bảo hộ thương hiệu cá nhân, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam theo Hotline: 1900. 599. 995. Các chuyên viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn