Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc phát minh ra một sáng chế có thể áp dụng vào thực tiễn rất được khuyến khích. Ngoài việc đem tới những tiện ích mới trong cuộc sống, sáng chế còn đem lại những lợi ích không nhỏ cho chính chủ sở hữu. Do đó, vấn đề bảo hộ sáng chế đóng vai trò rất là quan trọng. Hiểu được điều đó, Phan Law sẽ cung cấp cho bạn các thủ tục về đơn đăng ký bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
>> Tìm hiểu về Luật sở hữu trí tuệ: Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền mới nhất hiện nay
Đăng ký bảo hộ sáng chế đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác thương mại sau này.
Điều kiện nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Để có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế thì cần phải đáp ứng được 2 điều kiện về chủ thể có quyền và đối tượng được bảo hộ sáng chế.
Các chủ thể có quyền thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Tác giả sáng tạo sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới các hình thức giao việc, thuê việc hay còn được gọi là chủ sở hữu của sáng chế;
- Đối với các đối tượng xin bảo hộ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau sáng tạo ra hoặc đầu tư để sáng tạo thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký, tuy nhiên quyền đăng ký chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đồng ý.
Các điều kiện để sáng chế được bảo hộ
Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế thì sáng chế đó phải đảm bảo 3 điều kiện:
- Có tính mới: tức là sáng chế chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế.
- Có trình độ sáng tạo: căn cứ vào những sáng chế cùng lĩnh vực thì nó sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: nghĩa là sáng chế đó có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt để có thể áp dụng được vào trong thực tế.
Quy trình thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Thủ tục đăng ký bảo hộ đối với sáng chế được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tổng quan nhất, thủ tục này bao gồm Hồ sơ đăng ký và quy trình như sau:
Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Bạn cần chuẩn bị những tài liệu cơ bản như sau:
- Tờ khai đăng ký sáng chế;
- Bản mô tả sáng chế bao gồm cả hình vẽ (nếu có);
- Yêu cầu bảo hộ sáng chế;
- Các tài liệu liên quan (tùy trường hợp cụ thể);
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
Để được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, bạn phải thực hiện việc đăng ký thực hiện thủ tục theo các quy trình sau:
- Nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký: Chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức. Từ đó đưa ra quyết định hồ sơ đăng ký có hợp lệ và được chấp thuận hay không;
- Thẩm định nội dung: Sau công bố hình thức đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ thẩm định nội dung bằng việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ như xét về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. từ đó ra quyết định có cấp văn bằng bảo hộ hay không.
Trên đây là một số tư vấn của Phan Law về thủ tục đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam. Vì để được cấp Bằng độc quyền sáng chế thì chủ thể quyền phải trải qua một khoảng thời gian khá dài với những thủ tục mang tính chuyên môn cao. Do đó, Phan Law luôn hy vọng sẽ là đơn vị đồng hành cùng bạn trong quá trình xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.
Nếu có bất cứ vấn đề pháp lý liên quan đến sáng chế hay sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn