Kính gửi văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Thời gian qua tôi có đi làm tại một công ty nhưng không ký hợp đồng và đã 3 tháng liền tôi không được nhận lương. Khi liên hệ phía công ty thì được phản hồi công ty không có ký hợp đồng lao động với tôi nên không có trách nhiệm chi trả. Do đó, tôi muốn gửi câu hỏi đến Phan Law Vietnam để được giải đáp thắc mắc và tư vấn về nội dung có được đòi lương khi không ký hợp đồng lao động không? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Hết thời gian thử việc có đương nhiên chuyển sang hợp đồng chính thức?
>> Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản năm 2021 và thời gian hưởng
>> Chậm nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?
Không ký hợp đồng lao động có đòi lương được không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Có được đòi lương khi không ký hợp đồng lao động không?
Hợp đồng lao động có thể được giao kết thông qua một trong ba hình thức dưới đây:
- Bằng hình thức văn bản.
- Được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu.
- Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới một tháng.
Bên cạnh đó, cũng có quy định các trường hợp hợp đồng có thời hạn dưới một tháng nhưng phải giao kết hợp phải giao kết hợp bằng văn bản, cụ thể những trường hợp giao kết hợp đồng với:
- Nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng.
- Người chưa đủ 15 tuổi.
- Lao động là người giúp việc gia đình.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Khi không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, công ty của bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Từ 01 người đến 10 người lao động: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
- Từ 11 người đến 50 người lao động: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Từ 51 người đến 100 người lao động: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
- Từ 101 người đến 300 người lao động: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Từ 301 người lao động trở lên: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Không ký hợp đồng lao động vẫn có quyền yêu cầu thanh toán lương.
Về việc có được đòi lương khi không ký hợp đồng lao động không? Bạn vẫn có quyền yêu cầu công ty thanh toán cho mình tiền lương những ngày đã làm kể cả khi bạn và công ty không tồn tại quan hệ lao động. Bởi vì dù bạn không được ký hợp đồng lao động nhưng vẫn được giao kết hợp đồng bằng lời nói nên bạn và công ty vẫn tồn tại một quan hệ lao động nên người lao động phải có trách nhiệm trả tiền lương đối với người lao động.
Làm sao để đòi lương khi không ký hợp đồng lao động không?
Số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Khi công ty bạn viện lý do không ký hợp động lao động để không trả những khoản tiền trên thì bạn có thể khiếu nại đến phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi công ty đóng trụ sở hoặc khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về nội dung có được đòi lương khi không ký hợp đồng lao động không? Chúng tôi tự tin sẽ đem đến cho Quý vị những trải nghiệm tốt, ấn tượng về dịch vụ bởi đội ngũ luật sư tận tâm thực hiện cũng như giàu kinh nghiệm. Phan Law Vietnam sẵn sàng tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ pháp lý từ trước, trong và sau khi thực hiện dịch vụ. Quý vị có thể liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư