Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục pháp lý được thực hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Vậy đăng ký doanh nghiệp là gì? Chính xác việc thực hiện thủ tục này để làm gì và bao gồm ý nghĩa pháp lý như thế nào? Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp như thế nào?
Xem thêm
Theo pháp luật, viên chức có được thành lập công ty không?
Theo pháp luật, viên chức có được thành lập công ty không?
Thời gian thành lập doanh nghiệp là bao lâu?
Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục ra sao?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, hoạt động đăng ký doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở thủ tục thành lập doanh nghiệp mới, mà còn bao trùm tất cả các thủ tục khác liên quan để hoàn thiện về cơ sở dữ liệu mà một doanh nghiệp cần phải có.
Cách thức đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đã nắm được định nghĩa chính về đăng ký doanh nghiệp là gì, Phan Law Vietnam xin tiếp tục chia sẻ về cách thực hiện những thủ tục cơ bản nhất đó là đăng ký thành lập doanh nghiệp mới.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà mình muốn kinh doanh. Về cơ bản, hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên, cổ đông (nếu có)
- Bản sao các giấy tờ chứng nhận nhân thân của người sáng lập, các thành viên, cổ đông
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Dịch vụ hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Các thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải tiếp tục tiến hành một loạt các thủ tục khác để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động:
- Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế
- Nộp lệ phí môn bài
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
- Treo bản doanh nghiệp
- Làm con dấu doanh nghiệp, đăng ký và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp…
Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp
Như đã chia sẻ ở trên, đăng ký doanh nghiệp thực chất là một chuỗi quá trình thực hiện thủ tục pháp lý để đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động một cách hợp pháp. Vì vậy, đối với một số cá nhân, tổ chức đầu tư, dù nắm bắt được đăng ký doanh nghiệp là gì tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện vẫn sẽ gặp rất nhiều vướng mắc. Để hỗ trợ cho bạn về vấn đề này, Phan Law Vietnam cung cấp các dịch vụ pháp lý như:
- Tư vấn, hỗ trợ, định hướng về cách thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Hỗ trợ các thủ tục đăng ký sau khi thành lập doanh nghiệp
- Thay mặt bạn thực hiện tất các các hoạt động cần thiết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, chi phí
Để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam có thể giải thích rõ hơn về đăng ký doanh nghiệp là gì? Bạn cần thực hiện những gì để hoàn thiện thủ tục này. Hãy trực tiếp trao đổi với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995