Nhượng quyền thương mại có thể được xem là một trong những cơ hội kinh doanh của thời đại mới. Do vậy mà những thương nhân luôn chủ động nắm bắt cơ hội phát triển này. Tuy nhiên để có thể phát huy cách thức kinh doanh này một cách hiệu quả và hợp pháp thì các thương nhân nhất thiết phải hiểu rõ về cách đăng ký hoạt nhượng quyền thương mại. Thủ tục này có thể xem là một trong những điều kiện cần có đối với phương thức nhượng quyền trong kinh doanh.
Nhượng quyền thương mại là gì?
Như đã nói, nhượng quyền thương mại là một trong những cách thức kinh doanh có cơ hội phát triển lớn. Nhưng về bản chất như quy định tại Điều 284 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Quy định về đăng ký nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP) thì trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, những thương nhân thực hiện dù là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài đang có dự kiến nhượng quyền thì cần phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam càng lúc càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc nhượng quyền thương mại. Do đó việc đăng ký hoạt động nhượng quyền cũng sẽ không áp dụng bắt buộc đối với tất cả các trường hợp. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP có quy định về các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền bao gồm:
– Nhượng quyền trong nước;
– Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
Lưu ý rằng đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại
Để tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại thì các bên cần tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP). Theo đó trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại thuộc về chính bên dự kiến nhượng quyền thương mại. Khi có nhu cầu này thì bên nhượng quyền cần tiến hành các bước sau:
– Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Lưu ý: Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
Để hiểu rõ hơn về cách thức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến Phan Law Vietnam để được tư vấn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn