Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Nhà tôi đang kinh doanh một cửa hàng các món ăn đặc sản và được truyền từ đời này sang đời khác nên cũng rất có danh tiếng. Hiện tại có một bên thương nhân đang đề nghị chúng tôi có thể nhượng quyền thương hiệu cửa hàng cho họ, tuy nhiên tôi vẫn đang phân vân vì không biết những rủi ro pháp lý liên quan đến nhượng quyền thương hiệu có thể gặp phải là gì?
Xin chân thành cảm ơn!
Mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư kể từ ngày 01/01/2021
7 nhóm chủ thể kinh doanh bất động sản không cần thành lập DN
Phụ cấp lương có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Những rủi ro pháp lý liên quan đến nhượng quyền thương hiệu
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với thắc mắc về rủi ro pháp lý liên quan đến nhượng quyền thương hiệu có thể gặp phải, chúng tôi xin được hỗ trợ một số thông tin cơ bản như sau.
Việc nhượng quyền thương hiệu trước hết bạn cần xác định rõ là chuyển nhượng quyền sở hữu thương hiệu hay chỉ chuyển giao quyền sử dụng đối với thương hiệu cửa hàng của bạn. Trong trường hợp bạn vẫn muốn là chủ sở hữu của thương hiệu và cho phép một bên khác sử dụng thương hiệu để kinh doanh bạn nên thực hiện hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, các dạng hợp đồng sử dụng thương hiệu (đối tượng sở hữu công nghiệp) bao gồm:
“1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.
2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác.
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.”
Một trong những rủi ro lớn nhất mà các bên nhượng quyền luôn lo sợ đó là làm sao để có thể quản lý giữ vững được uy tín thương hiệu của mình khi đã nhượng quyền cho bên khác. Để làm được điều này, bên chuyển nhượng cần phải nắm rõ hoặc có đại diện sở hữu trí tuệ của riêng mình để có thể bảo vệ toàn diện quyền lợi của mình.
Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm thông tin pháp lý trên trang https://phan.vn hoặc trực tiếp liên hệ trao đổi cùng đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888- 1900.599.995
Email: info@phan.vn