Với một thương nhân mới thì có nhiều cách để hoạt động thương mại theo ý muốn của mình. Tuy nhiên việc chọn lựa sao phù hợp với những đặc tính vốn có của thương nhân thì lại không phải là điều đơn giản. Chưa kể còn có những phương thức khiến cho thương nhân dễ dàng bị nhầm lẫn. Điển hình như nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại đều là cách thức cung ứng hàng hoá, dịch vụ nhưng về bản chất thì hoàn toàn khác biệt.
Nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 284 Luật thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Thông thường cách thức nhượng quyền thương mại được áp dụng đối với đối tượng là thương hiệu, tên thương mại,… liên quan đến sở hữu trí tuệ. Vì có liên quan đến uy tín của bên nhượng quyền một cách trực tiếp nên bên nhận nhượng quyền sẽ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Để được nhượng quyền thì bên nhận phải đáp ứng được những điều kiện cũng như phải chi trả một khoản chi phí nhất định. Đồng thời sau khi hoàn thành quá trình nhượng quyền thì bên nhận quyền còn phải tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình.
Với những thương nhân mới thì phương thức này có ưu điểm là tận dụng được uy tín và danh tiếng sẵn có mà không cần tốn quá nhiều thời gian hay công sức mà có thể sở hữu cho mình một thương hiệu riêng. Hơn nữa mặc dù điều hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập nhưng vẫn nhận được sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền.
Đại lý thương mại
Điều 166 Luật thương mại 2005 có quy định rõ đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Như vậy khác với nhượng quyền thương mại thì đại lý thương mại có bản chất là một trong những hình thức trung gian thương mại mà theo đó bên đại lý chính là bên trung gian. Đại lý sẽ có chức năng chuyển hàng hóa hay thực hiện cung cấp dịch vụ từ bên chủ sở hữu tới tay của người tiêu dùng. Lợi nhuận mà bên nhận làm đại lý có được chính là thù lao theo thoả thuận và thường là phần trăm hoa hồng, là chênh lệch giá giữa giá giao đại lý và giá bán ra thị trường. Điểm đặc biệt nhất trong đại lý chính chủ sở hữu của tài sản vẫn là bên giao đại lý nên bên giao đại lý sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng và những rủi ro xảy ra với hàng hóa hay dịch vụ được cung ứng.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam về việc phân biệt nhượng quyền thương mại và đại lý thương mại. Hy vọng rằng bạn thể tìm được phương thức hoạt động thương mại phù hợp với đặc điểm của mình. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được các luật sư và chuyên viên tư vấn cụ thể nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn