Phân biệt nhượng quyền thương mại và chuyển giao quyền sử dụng
Trách nhiệm của người sử dụng lao động là người chưa thành niên ra sao?
Tăng hình thức ưu đãi đầu tư kể từ ngày 01/01/2021
7 nhóm chủ thể kinh doanh bất động sản không cần thành lập DN
Để phân biệt nhượng quyền thương mại và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, bạn có thể tham khảo định nghĩa về hoạt động này. Theo quy định tại Điều 248 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại được hiểu là:
“…hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Trong khi đó, đối với hoạt động chuyển giao quyền sử dụng chỉ áp dụng cho các đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan, sở hữu công nghiệp. Việc chuyển quyền sử dụng chỉ chuyển giao quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể chủ yếu hướng đến việc khai thác giá trị của từng đối tượng. Theo định nghĩa tại Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019: “Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này.”; Đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có thể tham khảo định nghĩa tại Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
“1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).”
Để đội ngũ các luật sư của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ tư vấn, giải đáp chi tiết hơn về hai hoạt động này bạn có thể trực tiếp liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888- 1900.599.995
Email: info@phan.vn