Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh phổ biến, cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, mô hình, và hệ thống kinh doanh đã được xây dựng sẵn của bên nhượng quyền. Tuy nhiên, để hoạt động nhượng quyền hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. Một trong những bước quan trọng là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại
Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân dự kiến nhượng quyền, bao gồm cả dự kiến nhượng quyền ban đầu và dự kiến nhượng quyền thứ cấp, phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM, hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm các tài liệu cơ bản như sau:
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Công thương bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp tại Bộ Công Thương, thời gian xử lý hồ sơ thông thường là từ 5 đến 7 ngày làm việc. Trong thời gian này, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần bổ sung, cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản yêu cầu chỉnh sửa.
a) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cơ quan đăng ký phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 03 liên theo mẫu TB-1A, TB-1B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 01 liên giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và 02 liên lưu tại cơ quan đăng ký;
b) Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản, theo mẫu TB-2A, TB-2B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bổ sung hồ sơ đầy đủ;
c) Thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị đó của thương nhân.
Lưu ý rằng, việc đăng ký nhượng quyền thương mại không chỉ là thủ tục hành chính mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi các bên khi xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp nên chuẩn bị kỹ lưỡng và cân nhắc tham khảo ý kiến từ luật sư hoặc đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trước khi tiến hành.
Tên đây là tư vấn của Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam về Hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý Khách hàng vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư