Khi bắt đầu kinh doanh, một trong những bước quan trọng đầu tiên mà mọi công ty/doanh nghiệp phải thực hiện là đăng ký ngành nghề kinh doanh. Đây có thể xem là bước đầu tiên, nhưng cũng là một trong những bước quan trọng nhất để xác định rõ ràng và hợp pháp loại hoạt động mà họ sẽ tiến hành. Đăng ký ngành nghề kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, mà còn mang lại sự định hình cho mục tiêu kinh doanh và quyền lợi của họ trong cuộc chơi thương trường. Hãy cùng chúng tôi khám phá tại sao việc này quan trọng và những lợi ích mà nó mang lại trong hành trình kinh doanh của bạn.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh
Đăng ký ngành nghề kinh doanh là quá trình mà một doanh nghiệp/công ty phải thực hiện để xác định chính xác loại hoạt động kinh doanh mà họ dự định thực hiện. Thông qua việc đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể thể hiện rõ mục tiêu kinh doanh và loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng, cũng như đối tượng và lĩnh vực mà họ muốn hoạt động.

Quá trình đăng ký ngành nghề kinh doanh thường bao gồm việc gửi hồ sơ đăng ký ngành nghề cụ thể của doanh nghiệp đến cơ quan có thẩm quyền. Mục đích chính của việc này là để:
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Đăng ký ngành nghề kinh doanh giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng họ tuân thủ tất cả các quy định và luật pháp liên quan đến loại hình kinh doanh mà họ chọn.
- Thuận tiện trong quản lý: Việc đăng ký ngành nghề giúp cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý hiểu rõ hoạt động của doanh nghiệp và có thể cung cấp hỗ trợ hoặc kiểm tra theo dõi cần thiết.
- Xác định thuế và các khoản phí liên quan: Loại ngành nghề kinh doanh có thể ảnh hưởng đến việc tính toán và đóng thuế, các khoản phí, và các yêu cầu tài chính khác. Việc đăng ký ngành nghề giúp xác định rõ những khoản này.
- Giấy phép để được hoạt động khác: Một số ngành nghề để hoạt động cần có các loại giấy phép bắt buộc (vd như mở nhà hàng: cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Chứng minh bằng văn bản rằng nhà hàng có đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy, Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền,…).
Ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân thì:
“Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”.
Do đó, tất cả các thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, không phải chủ thể hoạt động kinh doanh nào cũng được coi là thương nhân và cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Vì theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.
Như vậy, Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đều không cần phải đăng ký kinh doanh.
Mức phạt khi không đăng ký ngành nghề kinh doanh
Theo khoản 2 Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định rằng: “Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.”.
Cho nên, khi quá 10 ngày kể từ ngày có thay đổi ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không tiến hành đăng ký thay đổi thì sẽ bị xử lý hành chính vi phạm với mức tiền phạt như sau:
Theo Điều 31 Nghị định 50/2016/NĐ- CP mức phạt khi thông báo thay đổi đổi ngành nghề kinh doanh quá thời hạn được quy định tại như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
Trên đây là thông tin tư vấn của Phan Law Vietnam gửi tới Quý khách. Nếu có vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư