Mã vạch sản phẩm, thường xuất hiện dưới dạng dãy sọc đen và trắng hoặc dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ trên các sản phẩm – có vẻ như một chi tiết nhỏ bé nhưng lại đóng một vai trò không thể thiếu trong cơ cấu phức tạp của thế giới thương mại. Vậy thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm như thế nào? Cùng tìm hiểu cách đăng ký mã vạch sản phẩm trong bài viết dưới đây.
Mã vạch sản phẩm là gì?
Mỗi khi bạn mua thực phẩm, dụng cụ học tập, quần áo, thuốc… đều có gắn mã vạch sản phẩm nhưng hầu như nhiều người không chú ý tới nó. Tuy nhiên, mã vạch sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý, theo dõi, và điều hành hàng tỷ sản phẩm trên toàn cầu.
Trước đây, để quản lý được số lượng hàng hóa phải cần đến rất nhiều nhân công nhập liệu và xử lý. Nhưng bây giờ, với các mã số mã vạch và máy quét số lượng nhân công phải sử dụng sẽ ít hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công việc.
Mã vạch sản phẩm là quá trình gán một mã vạch (barcode) duy nhất cho mỗi sản phẩm hoặc đơn vị sản phẩm cụ thể. Gồm 2 dạng là mã vạch 1D (mã vạch 1 chiều) là một chuỗi ký tự và dấu vạch dọc được sắp xếp một cách đặc biệt và mã vạch 2D (mã vạch 2 chiều) là dạng mã vạch đại diện cho dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ để đại diện cho thông tin về sản phẩm cụ thể, cho phép máy đọc mã vạch (thiết bị quét mã vạch) nhận dạng và truy xuất thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác.
Trước khi đăng ký mã vạch sản phẩm, bạn cần tạo mã vạch cho sản phẩm của mình. Có nhiều loại mã vạch khác nhau, như mã EAN-13; UPC; EAN; Code 39, 128; ITF (Interleaved 2 of 5); QR Code; Data Matrix;… và nhiều loại khác. Loại mã vạch phù hợp thường phụ thuộc vào quy định của quốc gia hoặc ngành công nghiệp của bạn.
Đăng ký mã vạch sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Giúp mở rộng hoạt động kinh doanh;
- Giúp dễ dàng kiểm soát sản phẩm, dịch vụ;
- Thỏa mãn nhu cầu khách hàng khi mua sản phẩm;
- Tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí nhân công.
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm
Thủ tục đăng ký mã vạch được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan nhà nước là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, từ đó tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.
Xem thêm: Tư vấn quy trình đăng ký mã vạch sản phẩm
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Sau khi chuẩn bị số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch thì cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm gồm các giấy tờ cần thiết sau:
– 01 Bản đăng ký theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ;
– 01 Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm;
– 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ người đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Tổng cục Đo lường Chất lượng có địa chỉ tại số 8 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Hồ sơ đăng ký mã vạch sau khi nộp sẽ được thẩm định tại Cơ quan đăng ký từ 5 đến 7 ngày làm việc.
Bước 3: Cấp mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp
Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước, giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư