Đăng ký nhãn hiệu công ty là thủ tục cần thiết để doanh nghiệp có thể bảo vệ bộ nhận diện thương hiệu của mình an toàn khi kinh doanh trên thị trường. Các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định, để bảo hộ nhãn hiệu công ty dưới hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu lý do và cách thức thực hiện bảo hộ nhãn hiệu công ty ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Bảo hộ thương hiệu thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu công ty.
Xem thêm:
>> Thuật ngữ nhãn hiệu là gì? Có nên đăng ký nhãn hiệu không?
>> Quy định về đăng ký sở hữu công nghiệp
>> Hướng dẫn quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Nhãn hiệu công ty là tài sản như thế nào?
Theo định nghĩa tại khoản 16 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Nhãn hiệu công ty là loại tài sản vô cùng đặc biệt, đại diện cho công ty hoặc thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua nhãn hiệu, khách hàng và người tiêu dùng có thể nhận biết được giá trị và những thông điệp kinh doanh mà công ty muốn chia sẻ, ngoài ra đây là phương thức để phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của mỗi công ty với nhau. Đây cũng là đối tượng rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tại sao nên thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu công ty?
Nhãn hiệu được pháp luật công nhận là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Tuy nhiên, bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo đúng quy định của pháp luật. Khi đã nắm trong tay giấy chứng nhận nhãn hiệu, công ty của bạn sẽ có những ưu thế sau khi sử dụng nhãn hiệu trên thị trường.
Thứ nhất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu sau khi được pháp luật bảo hộ sẽ được công bố công khai trên hệ thống, điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của bạn sẽ không phải lo sợ về vấn đề trùng hay tương tự trên thị trường.
Thứ hai, khẳng định giá trị của thương hiệu công ty
Một thương hiệu đã được pháp luật công nhận sẽ tạo được giá trị của riêng mình. Mang lại niềm tin cho khách hàng và đối tác, từ đó có thể khẳng định được giá trị và chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường trong quá trình phát triển lâu dài.
Thứ ba, tạo ra giá trị thương mại từ tài sản sở hữu
Nhãn hiệu thương hiệu đã có giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoàn toàn có thể được chuyển nhượng, li-xăng phục vụ cho mục đích thương mại. Tùy vào chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, bạn có thể hoạch định được cách thức kinh doanh đối với loại tài sản sở hữu trí tuệ này của mình.
Thứ tư, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ thương hiệu khi xảy ra tranh chấp
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tấn công vào nhãn hiệu thương hiệu của doanh nghiệp là việc thường xuyên xảy ra. Vì vậy, sau khi đã được pháp luật công nhận, bạn hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng các biện pháp tự bảo hộ hoặc nhờ sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hỗ trợ bảo vệ nhãn hiệu của công ty mình khi không may xảy ra tranh chấp.
Thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Trình tự nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu công ty
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chuẩn bị hồ sơ pháp lý chính xác
Trường hợp muốn nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu công ty, bạn cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu theo hướng dẫn tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu công ty theo mẫu 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Lưu ý, mẫu nhãn hiệu cần được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tất cả mẫu nhãn hiệu cần giống hệt nhau.
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp)
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Các cách tiến hành nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, bạn có thể cân nhắc nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Nộp hồ sơ giấy trực tiếp đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến địa chỉ tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Thực hiện đăng ký nhãn hiệu công ty thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Kết hợp với đại diện sở hữu trí tuệ để hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu công ty nhanh chóng, chính xác.
Phan Law Vietnam là một trong những đại diện sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam. Với hơn 10 năm hoạt động, chúng tôi sở hữu đội ngũ Luật sư và các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm; luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tất cả các thủ tục đăng ký nhãn hiệu công ty nói riêng và các vấn đề sở hữu trí tuệ khác nói chung. Liên hệ trao đổi thêm cùng Phan Law Vietnam thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư