Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Hiện tại theo em nghĩ thì pháp luật Việt Nam chỉ sử dụng trong phạm vi Việt Nam ạ. Vậy đối với các hành vi đạo nhạc của nhạc nước ngoài thì luật Việt Nam có coi là xâm phạm quyền tác giả không ạ? Mong Phan Law tư vấn giúp em.
Xin chân thành cảm ơn!
Clip tự quay có được bảo hộ bản quyền?
Có phải mọi bản ghi âm, ghi hình đều được bảo hộ?
Có được tự ý sao chép tác phẩm kiến trúc để giảng dạy?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Đạo nhạc là một từ ngữ thông dụng dùng để chỉ những hành vi sao chép bản nhạc, giai điệu, ca khúc của các nhạc sĩ, ca sĩ khác làm thành bản nhạc của riêng mình. Theo thuật ngữ pháp lý, hành vi này được gọi chung là tự ý sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đã được bảo hộ.
Trên thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) có đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 như sau: “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Hành vi sao chép mà chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Luật SHTT. Theo đó, đối với việc đạo nhạc nước ngoài vẫn có thể xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Luật SHTT nếu ca khúc được bảo hộ bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, trường hợp tác phẩm gốc được bảo hộ bởi các quốc gia khác ngoài công ước thì pháp luật chưa quy định rõ!
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề mà bạn đang quan tâm, nếu bạn cần được hỗ trợ tốt hơn cho các trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn