Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với các tội phạm.
Đặc trưng cơ bản của Luật hình sự là gì?
Luật Hình sự có những đặc trưng cơ bản sau đây:
– Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Luật Hình sự bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Nhà nước và người phạm tội;
– Luật Hình sự là ngành luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định tội phạm và hình phạt.
Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể, đó là Nhà nước và người phạm tội.
Trong đó:
- Quyền của chủ thể này, tương ứng sẽ là nghĩa vụ của chủ thể còn lại.
- Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS về việc thực hiện tội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu TNHS, chịu bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tuy vậy, họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật, đúng người đúng tội.
Vậy, đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
– Luật Hình sự được xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật vì nó có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng biệt.
– Các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật Hình sự tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật Hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra – đó cũng chính là các quan hệ pháp luật hình sự.
– Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Đây là căn cứ để phân biệt Luật Hình sự với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật.
Trong quan hệ pháp luật hình sự luôn có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau:
- Nhà nước: Có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền này bằng cách thể hiện ý chí của mình trong Bộ luật hình sự. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
- Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tóm lại, đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh khi có tội phạm xảy ra, Luật hình sự tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ phát triển, tránh khỏi sự xâm hại của tội phạm. Từ đó, Luật hình sự góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, các quyền và lợi ích của công dân cũng như đảm bảo việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra.
Nhiệm vụ của Luật hình sự
- Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời sống xã hội. Đó là, bảo vệ chế độ xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN.
- Bộ luật hình sự là một trong những công cụ hữu hiệu và sắc bén của Nhà nước trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Luật hình sự còn có nhiệm vụ giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư