Tham nhũng chính là những người có chức vụ, quyền hạn có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Chủ thể của Tội phạm tham nhũng là những người nắm giữ một chức vụ, quyền hạn nhất định và họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao. Vậy những đặc trưng cơ bản của tội tham nhũng là gì? Xin mời quý khách cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
>> Tổng Giám đốc khu du lịch Phú Hữu bị bắt tội lừa đảo 160 tỉ đồng
>> Hiệu trưởng, thủ quỹ trường THCS Ngô Quyền – Hải Phòng bị bắt tạm giam về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hành vi tham nhũng.
Hành vi tham nhũng bao gồm những tội nào theo quy định?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và trong Bộ luật hình sự 2015 sử đổi, bổ sung 2017 quy định về 7 tội danh tham nhũng. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tội tham ô tài sản (Điều 353);
- Tội nhận hối lộ (Điều 354);
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356);
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).
Như vậy, những người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 ). Nếu họ thực hiện hành vi tham nhũng sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng. Vì họ là những người có kinh nghiệm, có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế…
Hành vi tham nhũng bao gồm những tội nào theo quy định?
Mục đích của hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý với mục đích là vụ lợi. Tuy nhiên nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Ở đây vụ lợi được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Do đó, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý. Bên cạnh đó, lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ.
Đối với khu vực tư, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có những sự điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư cấu kết, móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi (họ trở thành đồng phạm khi người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự).
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư