Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều tác phẩm hài kịch nhằm mang lại tiếng cười cho khán giả, liệu tác phẩm hài kịch có được xem là tác phẩm sân khấu hay không? Rất mong Quý công ty sớm trả lời thắc mắc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Dẫn chiếu xuất xứ khi sử dụng tác phẩm nghệ thuật dân gian là gì?
Đạo nhạc nước ngoài có bị tính là hành vi vi phạm quyền tác giả?
Diễn viên không có quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Hài kịch theo nghĩa phổ biến, là các hình thức trình diễn hài hước dùng để giải trí, đặc biệt là trên truyền hình, phim và diễn hài. Các thể loại hài kịch thường chứa yếu tố bất ngờ, châm biếm, đả kích, nhằm để phê phán xã hội hay đơn giản hơn là để gây cười.
Tác phẩm hài kịch là một trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn. Bởi vì tác phẩm sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có mặt của chính các diễn viên hài trong tác phẩm để làm phương tiện trình diễn trước công chúng. Theo Khoản 1 Điêu 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn là tác phẩm sân khấu. Vậy, tác phẩm hài kịch là một loại hình của tác phẩm sân khấu được bảo hộ quyền tác giả ngay từ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền (Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ)
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn