Dù không phải là thủ tục bắt buộc nhưng đăng ký thương hiệu đang dần trở thành thủ tục được nhiều người quan tâm và thực hiện. Với sự phát triển và hội nhập không ngừng, việc bảo hộ thương hiệu như một tài sản vô hình trước các xâm phạm từ đối tượng xấu, cạnh tranh không lành mạnh là vô cùng cần thiết. Tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý liên quan trong nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thủ tục này.
Xem thêm:
>> Sở hữu công nghiệp gồm các đối tượng nào?
>> Cần phải thực hiện đăng ký logo ở đâu và như thế nào?
>> Tư vấn quy trình đăng ký thương hiệu cá nhân
Bảo hộ thương hiệu như thế nào?
Thương hiệu được thể hiện như thế nào?
Thương hiệu có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: Logo, bao bì sản phẩm, câu chuyện thương hiệu…. Dù cách thức thể hiện khác nhau nhưng đều hướng đến một mục đích chung đó là truyền tải thông điệp và gợi nhớ thương hiệu đến người tiếp cận.
Hình thức thể hiện được sử dụng nhiều nhất để truyền tải thông điệp thương hiệu chính là logo nhãn hiệu thương hiệu. Pháp luật có hướng dẫn cụ thể để chủ sở hữu logo có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ cho logo của mình dưới mặt hình thức, lẫn nội dung thể hiện.
Tại sao phải đăng ký thương hiệu?
Như đã biết, thủ tục đăng ký thương hiệu không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng với những lợi ích thực tiễn dưới đây, bạn không nên bỏ qua việc thực hiện thủ tục này.
Xây dựng phòng tuyến pháp lý bền vững
Thực hiện thành công thủ tục đăng ký thương hiệu đồng nghĩa với việc pháp luật công nhận, bảo hộ tất cả các hoạt động, quyền liên quan đến việc khai thác, sử dụng thương hiệu trong suốt quá trình kinh doanh.
Xâm hại, sử dụng trái phép thương hiệu là một trong những điều cấm. Khi phát hiện bất kỳ hành vi xâm hại thương hiệu nào, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp tự bảo hộ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, xử lý. Yêu cầu bồi thường về phần thiệt hại thực tế đã xảy ra vì hành vi xâm phạm.
Tăng khả năng phân biệt thương hiệu
Như đã chia sẻ, việc giúp người tiếp cận gợi nhớ về thương hiệu là một trong những mục đích chủ chốt của bộ nhận diện thương hiệu. Sẽ như thế nào nếu bộ nhận diện thương hiệu của bạn trông tương tự hoặc trùng với thương hiệu khác?
Việc thực hiện thủ tục bảo hộ thương hiệu sẽ giúp hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Từ đó tăng cao khả năng phân biệt thương hiệu của bạn trên thị trường.
Khẳng định vị thế, giá trị của thương hiệu
Khi đã nắm trong tay độc quyền thương hiệu, bạn có thể thực hiện các hợp đồng chuyển giao quyền quyền sử dụng thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu phục vụ cho việc phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh.
Ngoài ra, việc bảo hộ thành công thương hiệu tạo dấu ấn chuyên nghiệp cho người sử dụng cũng như các đối tác kinh doanh; từ đó nâng cao giá trị thương mại của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Cách bảo hộ thương hiệu dưới hình thức bảo hộ logo
Để bảo hộ nội dung của logo thương hiệu, cách tối ưu nhất đó là thực hiện đăng ký thương hiệu dưới hình thức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với đối tượng là logo nhãn hiệu.
Các bước chuẩn bị để thực hiện thủ tục bảo hộ thương hiệu
Phân loại và tra cứu logo thương hiệu
Logo thương hiệu muốn được bảo hộ cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, logo nhãn hiệu cần Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; và Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Vì vậy, trước khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, bạn cần tra cứu xem liệu logo nhãn hiệu của mình có đáp ứng được các yêu cầu trên hay chưa. Đồng thời, mỗi logo nhãn hiệu cần được phân vùng bảo hộ thông qua phạm vi thương mại của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu. Bạn nên xác định phân loại chính xác của nhãn hiệu để đảm bảo việc bảo hộ của pháp luật diễn ra hiệu quả nhất.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu
Hồ sơ đăng ký thương hiệu với đối tượng logo nhãn hiệu cần tuân thủ theo quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”
Để các luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ hướng dẫn bạn chi tiết hơn trình tự đăng ký thương hiệu, hãy dành thời gian trao đổi trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư