Đăng ký thương hiệu cá nhân hay còn gọi là đăng ký nhãn hiệu cá nhân được biết tới là việc một cá nhân sẽ tiến hành thủ tục các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của họ để được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho họ. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết qua bài tư vấn dưới đây. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ được một phần nào đó cho các bạn trong quá trình thực hiện đăng ký bảo hộ.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng
>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
>> Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
Đăng ký thương hiệu cá nhân
Mục đích của đăng ký thương hiệu cá nhân là gì?
Thực ra việc đăng ký thương hiệu cá nhân không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại là điều cần thiết khi muốn quyền lợi của mình được bảo vệ tối ưu. Khi tiến hành đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ thành công, bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình. Điều này có nghĩa Nhà nước đã thừa nhận quyền sở hữu nhãn hiệu và bảo hộ quyền này cho bạn. Khi đó, bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm, chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của nhãn hiệu và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra,….
Đăng ký thương hiệu cá nhân thì cần chú ý những gì?
Khi tiến hành đăng ký thương hiệu cá nhân thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cần tra cứu thương hiệu trước bởi việc tra cứu giúp cho việc đăng ký của bạn diễn ra nhanh chóng hơn, tránh mất thời gian, tiền bạc và công sức.
- Giữ giấy tờ thanh toán phí, lệ phí đăng ký thương hiệu. Bởi trong quá trình chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký bảo hộ cần có bản sao chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
- Điều đầy đủ và chính xác thông tin trên tờ khai đăng ký và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi nộp cho Cục sở hữu trí tuệ. Bởi Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét hồ sơ có hợp lệ hay không.
Quy trình đăng ký thương hiệu cá nhân ra sao?
Quy trình đăng ký thương hiệu cá nhân ra sao?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, quy trình đăng ký thương hiệu cá nhân được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng những giấy tờ dưới đây:
- Tờ khai (02 bản)
- Mẫu thương hiệu muốn đăng ký bảo hộ (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa/dịch vụ mang thương hiệu
- Giấy ủy quyền (nếu có)
- Giấy tờ thể hiện quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
- Giấy tờ thể hiện quyền ưu tiên nếu yêu cầu hưởng
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp qua bưu chính hoặc trực tiếp vào tài khoản Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Nộp đơn đăng ký và chờ kết quả
Nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau đó, cơ quan này sẽ xem xét và ra quyết định. Cụ thể đó là:
- Thẩm định về mặt hình thức đơn: Diễn ra trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét hồ sơ có hợp lệ hay không? Để ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn (tham khảo Điều 109, 119 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009)
- Công bố đơn: Sau khi đã có quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ thì đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (tham khảo Điều 110 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009)
- Thẩm định về mặt nội dung đơn: Thẩm định không quá chín tháng, kể từ ngày thực hiện công bố đơn. Nhằm mục đích đánh giá khả năng được bảo hộ theo các điều kiện bảo hộ (tham khảo Điều 113, 114 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009)
- Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ: Nếu không đáp ứng yêu cầu về bảo hộ thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ và đã chi phí đầy đủ thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ (tham khảo Điều 117, 118 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009)
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về đăng ký thương hiệu cá nhân và các vấn đề liên quan. Để được các luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư