Đến thời điểm hiện tại, các hành vi mua bán dâm đối với những người đồng tính chưa có quy phạm cụ thể để xử lý.
Xem thêm:
>> Trốn cách ly, khai báo y tế giả trong dịch bệnh có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
>> Ép người khác uống rượu bia ngày Tết: Vi phạm pháp luật và gây nguy hiểm cho người uống.
>> Mở lớp dạy online thu tiền, có vi phạm pháp luật?
Thưa luật sư, tội mại dâm được cấu thành từ những hành vi cụ thể nào?
L.s Nguyễn Đức Hoàng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Pháp Lệnh Số 10/2003/PL-UBTVQH11 Ngày 17 Tháng 3 Năm 2003 Phòng, Chống Mại Dâm thì mại dâm được định nghĩa là hành vi mua dâm, bán dâm. Điều này có nghĩa rằng, cá nhân nào hành vi mua dâm hoặc/và bán dâm sẽ bị xem là hành vi vi phạm quy định về mại dâm và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cụ thể theo Điều 22 Nghị Định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 thì hành vi mua dâm sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa lên đến 10.000.000 đồng; theo Điều 23 Nghị Định 167/2013/NĐ-CP hành vi bán dâm sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa là 500.000 đồng, trường hợp người bán dâm là người nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Hành vi mua bán dâm của những người đồng tính (giữa nam với nam hoặc giữa nữ với nữ) có được cấu thành tội mại dâm không thưa luật sư?
L.s Nguyễn Đức Hoàng: Cần phải hiểu mua bán, dâm là gì? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm thì bán dâm được hiểu là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao thì “giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào”. Vì vậy, việc mua bán dâm đồng tính là việc quan hệ tình dục giữa hai người nam với nhau hoặc hai người nữ với nhau sẽ không được xem là hành vi giao cấu theo quy định nêu trên. Vì vậy, hành vi này chưa được xem là hành vi mại dâm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu không được cấu thành tội mại dâm đồng tính vậy có quy định nào quản lý những hành vi này không thưa luật sư?
L.s Nguyễn Đức Hoàng: Như đã phân tích ở trên hành vi mại dâm là hành vi mua dâm và bán dâm, cụ thể là hành vi có liên quan đến hoạt động giao cấu giữa nam và nữ. Đến thời điểm hiện tại, các quy định liên quan hành vi mua dâm và bán dâm vẫn còn dừng ở mức xử lý đối với hoạt động giao cấu giữa nam và nữ. Vì vậy, đối với các hành vi có tính chất tương tự nhưng với những người đồng tính chưa có quy phạm cụ thể để xử lý.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn có các quy định bao quanh nhằm hạn chế các hành vi vi phạm này đối với những người đồng tính. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao thì giữa những người đồng tính tuy không có hành vi giao cấu nhưng sẽ được sẽ là “hành vi quan hệ tình dục khác”.
Theo đó, trong quá trình thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm đồng tính thì người mua dâm, bán dâm hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự nếu người mua dâm, bán dâm vi phạm các hành vi như:
– Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi sẽ bị phạt tù từ 7 đến 15 năm (Điểm b khoản 1 Điều 142 tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi – Bộ luật Hình sự)
– Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ bị phạt tù từ 01 đến 15 năm (Điều 145 của Bộ luật Hình sự).
Tác giả: Thư Quỳnh – Nguyễn Quang
Theo báo Dân Trí
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư
Nguồn:
https://dantri.com.vn/ban-doc/tai-sao-nguoi-dong-tinh-mua-ban-dam-van-chua-bi-xu-phat-20210122121315137.htm