Thuận tình ly hôn là gì?
Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thuận tình ly hôn như sau:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Thủ tục thuận tình ly hôn
Đơn ly hôn thuận tình thực chất chính là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).
Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình là 02 – 03 tháng kể từ lúc tòa án nhận đơn hợp lệ. Trong Trong quá trình đó, thẩm phán vẫn phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Có khi, những người trong cuộc thường hành xử theo cảm xúc, mà chưa nhìn nhận thấu đáo những khả năng, cũng như chưa công nhận giá trị, sự hy sinh của đối phương trong mối quan hệ, dẫn đến đưa ra những quyết định chóng vánh.
Trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán mới ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở đảm bảo các bên tự nguyện ly hôn và đã thống nhất các vấn đề về tài sản, con cái, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhau.
Điều 397. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
4. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý, trường hợp các bên vợ, chồng muốn chia tài sản nhưng chưa có thỏa thuận cụ thể. Tòa án sẽ giải quyết chia tài sản theo trình tự giải quyết ly hôn đơn phương.
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016, việc chia tài sản chung của vợ chồng cần phải tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Dịch vụ tư vấn ly hôn tại Phan Law Vietnam
Ly hôn là một việc nhạy cảm, phức tạp, cần được chia sẻ, tư vấn và định hướng hành động bởi luật sư có kinh nghiệm để giúp bản thân đạt được những mong muốn khi ly hôn, đồng thời, hạn chế được những va chạm, tổn thương không đáng có cho các bên.
Đội ngũ luật sư, chuyên viên của Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, với trình độ chuyên môn cao, đảm bảo đồng hành, giải quyết được vướng mắc, khó khăn cho Quý Khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư