Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ thì khi làm tác phẩm phái sinh có phải xin phép tác giả không? Mong nhận được giải đáp sớm từ các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Mọi tác phẩm không sao chép thì được bảo hộ QTG
Mọi cá nhân đều được được quyền sử dụng tác phẩm hết thời hạn bảo hộ?
Người đang quản lý tác phẩm khuyết danh có những quyền nào đối với tác phẩm đó?
Trả lời:
Khi tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì đối tượng “sở hữu” ở đây là công chúng, tức là tác phẩm thuộc về công chúng. Nhưng việc sử dụng tác phẩm phải trong giới hạn và tôn trọng quyền nhân thân của tác giả, cụ thể là quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm; được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (tham khảo Khoản 1, 2 Điều 43 Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 1 Điều 28 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Về nguyên tắc, khi làm tác phẩm phái sinh phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (tham khảo Khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, khi tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ thì tác phẩm đó đã thuộc quyền sở hữu công chúng, tức là ai cũng có thể quyền sử dụng mà không cần phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên việc sử dụng này phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả tác phẩm.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ có phải xin phép tác giả? Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn