Phần mềm là đối tượng không thể thiếu của mọi lĩnh vực trong thời điểm phát triển công nghệ số toàn cầu. Đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm là một trong những cách để bảo vệ loại tài sản này trong quá trình khai thác, sử dụng tránh các tranh chấp pháp lý không đáng có phát sinh về sau.
Xem thêm:
>> Đăng ký bản quyền phần mềm cần làm gì?
>> Đăng ký bản quyền trang web như thế nào?
>> Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Bản quyền cho chương trình máy tính
Phần mềm là gì?
Phần mềm máy tính hay có thể hiểu là chương trình máy tính, là tập hợp những câu lệnh hướng dẫn, định hướng để máy tính có thể làm việc độc lập. Phần mềm máy tính được sáng tạo thông qua các file mã nguồn, file dữ liệu,… và được viết bằng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính cần được thể hiện bằng hình thức dưới đây để được pháp luật công nhận bảo hộ quyền tác giả:
“Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.”
Ai có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm?
Chỉ những tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm phần mềm mới có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm.
Tác giả phần mềm là ai?
Tác giả phần mềm là người trực tiếp sáng tạo ra phần mềm chương trình máy tính. Ngoài ra, những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ được gọi là đồng tác giả và sẽ có những quyền đi kèm với phần tác phẩm mà mình sáng tạo.
Cần lưu ý, người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.
Quyền tác giả đối với phần mềm
Cũng tương tự như với các đối tượng khác, quyền tác giả với tác phẩm phần mềm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo hướng dẫn tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền tác giả đối với chương trình máy tính được phân chia cho các chủ thể như sau:
- Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”
Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm
Trình tự đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm
Để đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm, bạn có thể tiến hành theo trình tự thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm theo quy định với Cục Bản quyền hoặc hai văn phòng đại diện của Cục Bản quyền.
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho chương trình máy tính
- Hai bản sao tác phẩm: CD/DVD chứa chương trình máy tính, bản mô tả chương trình, bản chương trình
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm hợp lệ, Cục Bản quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì Cục Bản quyền phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ phần mềm, bạn có thể trực tiếp trao đổi với các luật sư của Phan Law Vietnam thông qua những phương thức liên hệ dưới đây.
Liên hệ: Phan Law Vietnam
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995