Hiện nay, để nâng cao trình độ quản lý nhiều doanh nghiệp có xu thế thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để thay mặt chủ sở hữu điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên việc được phép thuê giám đốc này có phải đối với tất cả doanh nghiệp? Hay có loại hình doanh nghiệp nào không được thuê giám đốc không?
Xem thêm:
>> Các ngành nghề kinh doanh ở nước ta hiện nay
>> Thủ tục và quyết định thành lập chi nhánh doanh nghiệp
>> Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
Loại hình doanh nghiệp nào không được thuê giám đốc?
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
Theo Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020, tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc bao gồm:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
- Đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% (dưới 100%) vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và công ty con của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là người có quan hệ gia đình (bao gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng) của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền thuê người khác làm giám đốc công ty dưới hình thức là ủy quyền cho người này thực hiện chức năng, nhiệm vụ, công việc nhất định. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và Giám đốc được thuê được xác định là quan hệ ủy quyền và chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14. Theo đó, Giám đốc được thuê thực hiện công việc trái với nội dung đã được ủy quyền sẽ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Loại hình doanh nghiệp nào không được thuê giám đốc?
Loại hình doanh nghiệp nào không được thuê giám đốc?
Công ty hợp danh là loại hình duy nhất không được thuê giám đốc không là thành viên hợp danh. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:
- Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
- Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;
- Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
- Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
Theo quy định trên thì Giám đốc công ty hợp danh phải là thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Bởi vì toàn bộ trách nhiệm và tài sản của công ty các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. Nói cách khác quyền lợi và nghĩa vụ của công ty gắn chặt với từng cá nhân cho nên không được phép thuê giám đốc để điều hành công ty hợp danh.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư