Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi và chông hiện đề không có mặt tại Việt Nam nhưng cả hai chúng tôi đề đã đồng ý quyết định ly hôn. Vậy cho tôi hỏi ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu vắng mặt thì có được không?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc cơ quan nào?
>> Luật hôn nhân và gia đình khi ly hôn: Ly hôn có yếu tố nước ngoài
>> Điều kiện thành trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi một bên hoặc cả hai bên vắng mặt.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi một bên vợ/ chồng vắng mặt
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn, nếu một trong hai bên không có mặt để làm thủ tục ly hôn thì bên vắng mặt có thể làm đơn xin ly hôn vắng mặt. Trong đơn người xin vắng mặt phải trình bày lý do vắng mặt, yêu cầu tòa án Việt Nam xử vắng mặt và cam kết sẽ không tranh chấp gì về sau.
Theo Khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam”.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi một bên hoặc cả hai bên vắng mặt.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi cả hai bên vợ chồng vắng mặt
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì việc ly hôn bắt buộc Tòa án phải tổ chức hòa giải tại Tòa án. Với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài: Nếu cả hai vợ chồng đều sống thường trú ở nước ngoài thì có thể ly hôn theo luật của nước sở tại; Trường hợp cả hai người không thể về Việt Nam, nếu pháp luật nước ngoài cho phép, họ có thể yêu cầu tòa án nước ngoài xử cho ly hôn, sau đó gửi bản án về Việt Nam xin công nhận tại Việt Nam.
Trường hợp hai hai vợ chồng tạm trú ở nước ngoài thì thủ tục ly hôn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là về thẩm quyền của Tòa án các cấp, theo Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: “… Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”.
Do cả hai vợ chồng đều đang ở nước ngoài nên theo điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, việc nộp đơn xin ly hôn và giải quyết ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Pháp luật Việt Nam quy định đối với thủ tục ly hôn thì hòa giải là thủ tục bắt buộc. Bên cạnh đó việc tòa án phải xác nhận ý chí của các bên có thỏa thuận yêu cầu gì, có bị bắt ép hay đe dọa hay không. Bởi vậy rất khó để thực hiện ly hôn nếu cả 2 vợ chồng đều ở nước ngoài và không thể có mặt tại Việt Nam để giải quyết thủ tục ly hôn.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư