Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam. Mẹ tôi mới mất tháng 2 năm nay, nhà tôi có 4 anh chị em ruột, tôi là con cả, khi mất mẹ tôi có để lại di chúc chia đề tài sản cho các con. Tôi được nhận 1 căn nhà ở Nhà Bè, tuy nhiên tôi không muốn nhận phần tài sản này mà muốn để lại cho các em. Vậy cần phải phỉ viết đơn từ chối nhận di sản hay không? Thủ tục từ chối nhận di sản thực hiện như thế nào? Mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thế nào là từ chối nhận di sản thừa kế?
Từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi pháp lý mà qua đó người thừa kế bày tỏ ý chí không nhận phần tài sản mà họ có quyền được nhận sau khi người để lại di sản qua đời. Điều này được thực hiện thông qua việc lập một văn bản từ chối và thông báo cho người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản và không cần phải công chứng hoặc chứng thực, tuy nhiên, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng nếu muốn. Cụ thể:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, do bạn không muốn nhận căn nhà mà mẹ bạn để lại cho bạn mà không vì mục đích chốn tránh nghĩa vụ, thì bạn có thể làm đơn từ chối nhận di sản thừa kế, sau đó gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết là được.
Mẫu từ chối nhận di sản thừa kế được thể hiện như thế nào?
Mẫu từ chối nhận di sản thừa kế thường bao gồm các thông tin sau:
- Tên đơn thường là “Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế” hoặc “Giấy từ chối nhận di sản thừa kế”.
- Ghi đầy đủ họ và tên, ngày sinh, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, địa chỉ thường trú của người từ chối nhận di sản.
- Ghi đầy đủ họ và tên, ngày mất, số giấy chứng tử và thông tin về di sản được để lại của người để lại di sản.
- Nêu rõ người thừa kế tự nguyện từ chối nhận di sản thừa kế mà họ được hưởng.
- Cam kết rằng thông tin cá nhân và việc từ chối nhận di sản là đúng sự thật và không nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản.
- Người từ chối cần ký và ghi rõ họ tên dưới phần cam kết.
Cụ thể, mẫu từ chối nhận di sản thừa kế có hình thức như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày … tháng … năm ………., tại (1) ……., chúng tôi gồm:
1. Ông/bà:……………………………. Sinh năm : …………………..
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ………..
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………
(Là ……………… của người để lại di sản thừa kế)
2. Ông/bà:………………………………..Sinh năm : …………………
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………
(Là ……………… của người để lại di sản thừa kế)
Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà ……………
Ông/bà (4) …… chết ngày……… theo ……….do UBND ……… đăng ký khai tử ngày ………
Di sản mà ông/bà ……… để lại là: (5)
1. Sổ tiết kiệm ……………………………………………………
2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: …………………………
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số: ………; – Tờ bản đồ số: …………;
– Địa chỉ: …………………………………………………………
– Diện tích: ……………. m 2 (Bằng chữ: ……………. mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng:………….. m 2 ; chung: ……………. m 2 ;
– Mục đích sử dụng: ………………………………………………………..
– Thời hạn sử dụng: …………………………………………………………
– Nguồn gốc sử dụng: ……………………………………………………..
Nay bằng Văn bản này chúng tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà chúng tôi được hưởng.
Chúng tôi xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật.
– Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Chúng tôi đã đọc nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào Văn bản này.
Người lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
(Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế
Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế bao gồm các bước sau:
Trước tiên, bạn cần lập một văn bản từ chối nhận di sản, trong đó nêu rõ quyết định và lý do từ chối (theo hướng dẫn ở trên). sau đó chuẩn bị thêm các giấy tờ cần thiết như sau:
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
- Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).
Tiếp theo đó, người từ chối nhận di sản tiến hành công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng/phòng công chứng (nếu cần), vì Theo Điều 59 Luật Công chứng 2014, bạn có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
Văn bản từ chối cần được gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư