Mong con cái có tương lai tốt hơn hoặc chỉ muốn thỏa mán mong muốn của bản thân mà nhiều người cha, mẹ đã thực hiện hành vi bạo hành con mình bằng thể chất hay về cả tinh thần. Vậy bạo hành tinh thần con cái có phải là bạo lực gia đình không? Mức xử lý khi cha mẹ bạo hành tinh thần con cái ra sao? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Hành vi bạo lực gia đình khi nào thì bị xử lý hình sự theo luật?
>> Ly dị do bị chồng bạo lực gia đình
>> Hành vi bạo lực trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
Mức xử lý khi cha mẹ bạo hành tinh thần con cái.
Bạo hành tinh thần con cái có phải là bạo lực gia đình không?
Bạo hành là thuật ngữ đề cập đến những hành vi, lời nói có chủ đích nhằm gây tổn thương sâu sắc cả về tinh thần và thể xác. Bạo hành tinh thần là dạng hành vi của bạo lực gia đình khi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập; hành hạ; hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân mà chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết; nhục mạ; hạ thấp phẩm giá nạn nhân; kiểm soát hoạt động của nạn nhân; lợi dụng vị thế trong gia đình của mình để gây áp lực; buộc người kia phải tuân theo mình; gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy khó nhận diện hơn so với bạo lực thể chất; nhưng hậu quả; di chứng của bạo lực tinh thần lại có thể kéo dài âm ỉ và có thể gây tổn hại tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân. Tuy không gây ra nỗi đau thể xác nhưng nó lại để lại trong tâm hồn sự tổn thương sâu sắc. Hơn nữa vì trẻ còn nhỏ nên chưa thể hiểu được lời nói và hành vi của cha mẹ là sai lệch, từ đó sẽ giữ những suy nghĩ cực đoan về chính bản thân mình.
Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ bạo hành và ngược đãi con ruột của mình dưới nhiều hình thức khác nhau như tinh thần, thể chất và thậm chí cả tình dục. Trong đó, cha mẹ bạo hành tinh thần con cái là hình thức phổ biến nhất.
Dấu hiệu nhận biết cha mẹ bạo hành tinh thần con cái
Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái có thể để lại những vết sẹo tinh thần vô hình, đôi khi tổn thương còn kéo dài suốt cuộc đời người con. Bằng những hình thức như sự cô lập, sỉ nhục, chửi rủa, chì chiết hay đe dọa hay trừng phạt nghiêm khắc, khiến chúng cảm thấy mình vô dụng hay liên tục bắt nạt, bỏ mặc và phớt lờ chúng, Với một số dấu hiệu thường thấy về việc cha mẹ bạo hành tinh thần con cái:
- Đổ lỗi cho con cái: Ví dụ như khi cha mẹ không được thăng tiến trong công việc thì họ có thể đổ lỗi là vì con cái làm họ mất tập trung. Cảm thấy mất mặt khi con không đạt thành tích cao trong học tập…
- Không xem trọng cảm xúc, suy nghĩ và cảm nhận của con. Cha mẹ bạo hành tinh thần thường tự đưa ra tất cả các quyết định và hoàn toàn không hỏi qua ý kiến của con.
- Coi việc dạy dỗ con cái bằng bạo lực tinh thần (đánh, chửi…) là đặc quyền…
Nhiều người không có hiểu biết sâu sắc về bạo hành tinh thần và cho rằng lữa trẻ ngày nay đang nhạy cảm quá mức nên mới dấn tới trường hợp con cái hư hỏng, một số bé nghĩ không thông mà tự tử… Do một số nguyên nhân như bị ba mẹ trách phạt thường xuyên, ảnh hưởng của quá trình dậy thì,…
Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái.
Mức xử lý khi cha mẹ bạo hành tinh thần con cái
Tùy từng mức độ nhẹ hay nặng mà người vi phạm (cha mẹ bạo hành tinh thần con cái) bị phạt hành chính hay bị sử lý hình sự hoặc buộc thưc hiện cả hai. Cụ thể như sau:
Mức phạt hành chính
Trong Điều 54 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP quy định khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình thì sẽ bị xử lý nhứ sau:
Đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trong các trường hợp có hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình hay phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì sẽ bị sử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đó.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi nêu trên. Ngoài ra, đối với các hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi này.
Tại Điều 55 Nghị định số 114/2021/NĐ-CP cũng có quy định đối với hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đến thành vi trong gia đình như sau:
Đối với các hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi nêu trên. Ngoài ra, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
Đối với những hành vi có mức độ vi phạm nặng hơn như cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục; có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi này. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với tất cả các hành vi nêu trên.
Xử lý hình sự
Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng mà người có hành vi bạo lực tinh thần người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác (khoản 1 Điều 155 BLHS) thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc tội vu khống (khoản 1 Điều 156 BLHS) thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Như vậy, trong trường hợp của bạn thì cha mẹ bạn đã có hành vi của bạo lực gia đình bằng hình thức bạo hành tinh thần đối với bạn và bây giờ thì đang có hành vi đó với em bạn. Theo pháp luật hiện hành nếu bị đưa ra pháp luật, tùy vào từng mức độ hành vi mà cha mẹ bạn có thể bị xử lý là phạt hành chính (phạt tiền) kèm theo là biện pháp khắc phục hậu quả hay bị sử lý hình sự (mức cao nhất là có thể lên đến 01 năm tù).
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư