Nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ phát sinh giữa những người có mối quan hệ về huyết thống, hôn nhân đặc biệt là giữa cha, mẹ sau khi ly hôn phải thực hiện đối với con chưa thành niên tức là con chưa đủ 18 tuổi. Được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Xem thêm:
>> Không đăng ký kết hôn, Jack có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hay không?
>> Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn
>> Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên được quy định như thế nào?
Quy định của pháp luật về cấp dưỡng
Cấp dưỡng được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó cấp dưỡng là việc một người sẽ có nghĩa vụ đóng góp về tiền hoặc tài sản khác nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng với mình trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có nguồn tài sản để tự nuôi bản thân hoặc những người gặp hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Từ khái niệm nêu trên ta có thể rút ra được các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
- Đối với người chưa thành niên;
- Cấp dưỡng cho những người đã thành niên nhưng không có sức lao động và không có nguồn tài sản riêng để tự nuôi mình;
- Cấp dưỡng cho những người gặp khó khăn, túng thiếu.
Cha, mẹ sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của mình nếu là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng để lao động và con không có tài sản để tự nuôi mình khi cha mẹ không sống cùng với con hoặc khi cha mẹ sống cùng với con nhưng có những hành vi vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Đồng thời cha, mẹ mà người nào không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con và người phải thực hiện nghĩa vụ này không thể chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác.
Các mối quan hệ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
Theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh trong các mối quan hệ về hôn nhân, về huyết thống, cụ thể như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con
Được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: Cha, mẹ sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của mình nếu là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng để lao động và con không có tài sản để tự nuôi mình khi cha mẹ không sống cùng với con hoặc khi cha mẹ sống cùng với con nhưng có những hành vi vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Đồng thời cha, mẹ mà người nào không trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con đã đủ 18 tuổi: Dựa vào quy định nêu trên ta thấy trường hợp con đủ 18 tuổi tức là đã thành niên thì vẫn có thể sẽ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nếu con không có khả năng để lao động và con không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ không sinh sống cùng với con hoặc khi cha mẹ sống cùng với con nhưng có những hành vi vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ
Con sẽ phải cấp dưỡng cho cha mẹ nếu là người đã thành niên nhưng không sống cùng với cha, mẹ nhưng cha, mẹ không còn hoặc không có khả năng lao động và không có nguồn tài sản nào để tự nuôi mình (Điều 111 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư