Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi và vợ ly hôn từ cuối năm 2020, chúng tôi có chung một đứa con gái hiện đang học lớp 3. Theo phán quyết của Tòa án thì vợ cũ sẽ nuôi con, tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng hằng tháng. Tuy nhiên do dịch bệnh khiến công việc của tôi không được thuận lợi, thu nhập không được như trước. Do đó vài tháng gần đây tôi không thể gửi tiền cấp dưỡng cho con. Vợ cũ rất tức giận và dọa sẽ khởi kiện tôi ra tòa. Mong các luật sư hướng dẫn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Xử lý thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài như thế nào?
>> Kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối thì bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Xử lý đối với trường hợp kết hôn giả tạo theo pháp luật hiện hành
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn
Điều 82 Luật hôn nhân gia đình quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”
Trong trường hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của bạn là bắt buộc. Việc cấp dưỡng vẫn cần phải được thực hiện dù bạn có điều kiện kinh tế hay không. Nếu hiện tại đang khó khăn về kinh tế, bạn có quyền nộp đơn lên Tòa án để yêu cầu được thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Mẫu đơn bạn có thể viết tay hoặc liên hệ với Tòa án để được hướng dẫn.
Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?
Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?
Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Quyết định ly hôn của Tòa án thì có thể giải quyết theo các hướng như sau:
Yêu cầu Tòa án buộc cấp dưỡng
Những người có thẩm quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
– Người được cấp dưỡng
– Cha, mẹ hoặc người giám hộ
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
– Hội liên hiệp phụ nữ
Xử lý Hình sự
Việc trốn tránh nghĩa vụ không những bị xử lý về dân sự mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể được quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm
– Phạt cảnh cáo,
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
– Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Xử phạt hành chính
Căn cứ khoản 3 Điều 52 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:
“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
c) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án nhân dân;
d) Cung cấp chứng cứ giả cho cơ quan Thi hành án dân sự.”
Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là nghĩa vụ bắt buộc mà cha/mẹ cần thực hiện. Hành vi không cấp dưỡng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục. Vì vậy, Phan Law Vietnam hy vọng rằng sẽ không có các trường hợp từ chối, trốn tránh nghĩa vụ này. Nếu cần tư vấn thêm về hôn nhân gia đình, hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư