Chiều 4-8, Công an tỉnh Nghệ An đã có thông tin ban đầu về việc bắt giữ vụ nuôi nhốt hổ tại nhà trái phép tại hai hộ gia đình ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành vào sáng cùng ngày.
Xem thêm:
>> Chạy theo tiền ảo – Coi chừng vi phạm pháp luật
>> Có được mang động vật sống lên máy bay?
>> Nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng, tiền ảo tràn lan trên mạng
Người dân nuôi nhốt hổ trái phép trong nhà ở Nghệ An
Theo đó, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An đã kiểm tra đột xuất và phát hiện tại gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và Hồ Thị Thanh (31 tuổi, ngụ xóm Nam Vực, xã Đô Thành) đang nuôi nhốt 14 con hổ trưởng thành, trọng lượng gần 200kg/con.
Làm việc với cơ quan công an, ông Hiền khai nhận mua số hổ này từ Lào khi còn nhỏ, sau đó cải tạo hệ thống chuồng trại với diện tích khoảng 80m2 để nuôi nhốt.
Người dân nuôi nhốt hổ trái phép trong nhà ở Nghệ An
Cùng thời gian trên, lực lượng công an cũng bắt quả tang gia đình bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi, ngụ xóm Phú Xuân, xã Đô Thành, Yên Thành) đang nuôi nhốt 3 con hổ trưởng thành. Mỗi con hổ có trọng lượng 225kg – 265kg.
Để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, gia đình bà Định xây dựng hầm với diện tích 120m2 để nuôi nhốt hổ. Mỗi con hổ có trọng lượng 225 kg – 265 kg. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cơ quan công an đã sử dụng thuốc gây mê cho các con hổ tang vật rồi vận chuyển đến Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An để gửi chăm sóc trong thời gian phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, đến ngày 6-8, đã có 8/17 con hổ đã chết. Được biết, trước khi cơ quan công an phát hiện những con hổ này được người dân mua về nuôi nhốt trong nhà trong suốt thời gian dài mà chính quyền, lực lượng chức năng không hay biết.
Nuôi nhốt hổ trong nhà bị xử lý như thế nào?
Để xác định chính xác hành vi vi phạm pháp luật, cần chờ kết luận chính thức từ cơ quan điều tra. Tuy nhiên, bước đầu có thể xác định hành vi nuôi nhốt hổ trái phép này có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 – BLHS).
Theo đó, người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp… thì phải chịu TNHS về tội này.
Căn cứ vào danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; ban hành kèm theo Nghị định 06/2019 Quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì hổ thuộc nhóm IB (lớp thú, bộ thú ăn thịt). Vậy vậy, hành vi này có thể bị xử lý hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Như vậy, nuôi nhốt hổ trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào số lượng cá thể hổ nuôi nhốt bất hợp pháp mà người phạm tội sẽ bị xử lý theo các khoản tương ứng của điều luật. Chúng tôi sẽ tiếp tiếp cập nhật tin tức về vụ việc này trong các bảng tin sau.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư