Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Anh trai tôi đi Úc du học và có con riêng với người yêu ở đó, nhưng cả hai không đến với nhau mà chị đó lấy người khác mang quốc tịch Úc nên giấy khai sinh của cháu bé làm ở Úc với tên mẹ là mẹ cháu và tên bố là người chồng đó vì vậy cháu bé mang quốc tịch Úc. Nhưng sau đó cháu được gửi về sống với bố ở Việt Nam từ nhỏ. Bởi vì sống tại Việt Nam cháu lại không có quốc tịch Việt Nam và không được nhập khẩu vào hộ khẩu của anh tôi (gia đình anh tôi có làm đăng ký tạm trú cho cháu ở Tân Thới nơi anh tôi thường trú và anh tôi là người bảo lãnh cho cháu). Cho tôi hỏi gia đình tôi có thể nhận cháu làm con nuôi để cho cháu nhập khẩu về với vợ chồng tôi và nhập quốc tịch việt nam luôn không?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2022
>> Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình nhận nuôi con nuôi
>> Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước năm 2022
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Đăng ký thường trú cho người nước ngoài
Căn cứ vào Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam có quy định người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây được xét cho thường trú
- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài.
Nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn cháu bé trên pháp luật thì không cùng huyết thống với anh trai bạn vì giấy khai sinh của cháu phần người cha được đăng ký là chồng hiện tại của mẹ cháu bé.
Ngoài ra, căn cứ tại Khoản 1 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
- Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Theo quy định này làm căn cứ đăng ký tạm trú cho cháu bé đến khi 18 tuổi thì vẫn chưa đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam, mà cháu bé cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như trên thì mới có thể được tiến hành thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam.
Nhập quốc tịch Việt Nam cho người nước ngoài như thế nào?
Nhận nuôi con nuôi là người nước ngoài
Tại Điều 14 và Khoản 2 Điều 29 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định: Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú và đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
Một là, người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Hai là, những người sau đây không được nhận con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Ngoài ra, Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định: hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
Theo quy định trên, vợ chồng bạn có đủ các điều kiện nêu trên thì có thể nhận cháu bé làm con nuôi, và nhập hộ khẩu vào gia đình của bạn.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư