Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được xem là một trong những bước cần thiết khi bắt đầu công việc kinh doanh. Vừa đảm bảo được pháp luật bảo vệ lại vừa để quảng bá cho thương hiệu khi mà tình trạng cạnh tranh không lành mạnh sao chép, đánh cắp thương hiệu ngày càng nhiều. Bảo vệ thương hiệu không quá khó thế nhưng có nhiều trường hợp vẫn không đủ điều kiện để đăng ký. Cần phải nắm rõ điều kiện mà luật quy định để quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi và tiết kiệm thời gian.
Nắm rõ điều kiện bảo hộ thương hiệu tăng khả năng được cấp văn bằng bảo hộ
Các điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Các nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
- Là dấu hiệu được nhìn thấy bằng mắt như màu sắc, chữ cái, chữ số, hình ảnh, hình vẽ, hình ảnh 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nghĩa là nhãn hiệu đó phải cảm nhận được bằng mắt thường. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định, dưới dạng chữ viết hoặc hình ảnh;
- Dấu hiệu có khả năng tạo nên sự khác biệt, phân biệt so với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu đó phải dễ nhớ, dễ nhận biết và người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ gắn nhãn hiệu đó với các loại sản phẩm, dịch vụ khác.
Những trường hợp không được bảo hộ nhãn hiệu
Đối với những trường hợp sau đây (được quy định tại điều 73 và 74 Luật SHTT) khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi thẩm định đơn:
- Nhãn hiệu được thiết kế giống hoặc tương tự với quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia khác;
- Nhãn hiệu có tính mô tả. Ví dụ bạn đăng ký nhãn hiệu cho quán ăn với nhãn hiệu NGON thì khả năng bị từ chối bảo hộ cao. Bởi vì từ ngon dùng để miêu tả cảm nhận về món ăn, không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu khác;
- Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã có trên thị trường;
- Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Gồm những nhãn hiệu có từ ngữ vi phạm chuẩn mực đạo đức hoặc tôn giáo;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ như thanh long Bình Thuận nổi tiếng vì chất lượng nhưng thanh long của bạn được trồng ở Khánh Hòa nhưng đăng ký nhãn hiệu có kèm từ Bình Thuận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Cần thiết kế nhãn hiệu vừa ấn tượng vừa phù hợp điều kiện pháp luật
Những lưu ý về công đoạn thiết kế nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ
Việc thiết kế nhãn hiệu như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến việc Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, bạn cần chú ý:
- Nên thiết kế cả hình và chữ cho nhãn hiệu để tăng khả năng phân biệt cũng như sự độc đáo của nhãn hiệu giúp người tiêu dùng ấn tượng hơn;
- Không nên thiết kế nhãn hiệu giống với hình ảnh hoặc tương tự với quốc huy, quốc kỳ hoặc tổ chức chính phủ khác;
- Quan trọng nhất là phải xem xét nhãn hiệu của mình có tương tự hay trùng với bất kỳ nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác không. Vì nó ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo hộ của nhãn hiệu;
- Nhãn hiệu nên được thiết kế sao cho có thể truyền tải thông điệp mà sản phẩm muốn gửi gắm đến người tiêu dùng.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về việc xem xét thiết kế nhãn hiệu như thế nào trước khi tiến hành nộp đơn lên Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này hoặc muốn tư vấn chuyên sâu về sở hữu trí tuệ vui lòng liên hệ:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn