Trong thời buổi ngày càng phát triển, việc nhiều chủ thể có nhu cầu mở công ty để thực hiện kinh doanh ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh sản xuất bằng việc mở thêm chi nhánh hoặc công ty con ngày càng tăng. Vậy, sự khác nhau giữa chi nhánh và công ty con là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn phân biệt được hai hình thức này.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, chi nhánh và công ty con có sự khác biệt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, văn bản xác nhận tư cách chủ thể
- Chi nhánh: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (Khoản 3 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
- Công ty con: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014)
Thứ hai, tư cách pháp nhân
- Chi nhánh: Không có tư cách pháp nhân do chi nhánh không có tài sản độc lập (Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014)
- Công ty con: Có tư cách pháp nhân (Khoản 2 Điều 47, Khoản 2 Điều 73, Khoản 2 Điều 110, Khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014)
Thứ ba, trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản
- Chi nhánh: Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ
- Công ty con: Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
Thứ tư, nghĩa vụ nộp thuế TNDN
- Chi nhánh: Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN.
- Công ty con: Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty.
Thứ năm, tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn
- Chi nhánh: Vốn giao cho chi nhánh được coi là giao vốn cho đơn vị trực thuộc.
- Công ty con: Vốn góp cho công ty được coi là một khoản đầu tư tài chính.
Thứ sáu, mã số thuế
- Chi nhánh: Được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp (Khoản 5 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
- Công ty con: Được cấp một mã số độc lập (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Trên đây là các nội dung tư vấn phân biệt Chi nhánh và Công ty con. Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn