Cơ quan giám định sở hữu trí tuệ là một tổ chức có chức năng thực hiện việc giám định trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bao gồm ở quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cơ quan giám định và đơn giám định qua bài viết sau nhé.
Xem thêm:
>> Biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
>> Quy định chung về quyền sở hữu trí tuệ hiện hành
>> Quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
Cơ quan giám định sở hữu trí tuệ
Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện luật định và được cấp phép, sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Các tổ chức được hoạt động giám định bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;
- Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;
- Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;
- Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.
Quy định về cơ quan giám định sở hữu trí tuệ.
Đơn giám định quyền sở hữu công nghiệp
Đơn giám định là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật… thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung giám định. Theo đó, chủ thể có quyền yêu cầu giám định phải nộp đơn giám định đến cơ quan giám định sở hữu trí tuệ để trưng cầu/yêu cầu giám định để giải quyết tranh chấp, xử lý hành vi xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.
Theo đó, đơn giám định phải có đầy đủ các tài liệu, mẫu vật sau đây:
- Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/Tờ khai yêu cầu giám định), trong đó có các thông tin về người yêu cầu/trưng cầu; đối tượng giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định;
- Tài liệu thể hiện căn cứ phát sinh/xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ – Đăng ký quốc tế nhãn hiệu);
- Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng giám định);
- Hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp;
- Chứng từ nộp phí giám định;
- Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).
Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc giám định (tài liệu diễn giải lập luận của các bên liên quan; quyết định giải quyết vụ việc tương tự của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích cho việc xem xét, đánh giá khi giám định; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường…).
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về cơ quan giám định sở hữu trí tuệ và các thủ tục giám định có liên quan, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư