Tài sản thừa kế là gì?
Tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về di sản như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”.
Như vậy có thể hiểu, tài sản thừa kế là di sản của người đã qua đời để lại cho người khác. Tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản thừa kế có thể bao gồm:
- Bất động sản: nhà ở, đất đai, công trình gắn liền với đất.
- Động sản: tiền, vàng, đá quý, đồ trang sức, cổ phần, chứng khoán.
Tài sản thừa kế sẽ được chia theo hai cách là:
- Theo di chúc: Người để lại di sản có thể lập di chúc để chỉ định người thừa kế và cách phân chia tài sản.
- Theo pháp luật: Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật, dựa trên hàng thừa kế.
Quy định về thừa kế khi không có di chúc
Thừa kế khi không có di chúc chính là khi người chết để lại tài sản thừa kế như lại không lập di chúc, dó đó số tài sản thừa kế này sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Sau khi đã xác định được tài sản thừa kế thuộc trường hợp phân chia theo pháp luật, tiếp tơi là xác định người được phân chia những tài sản thừa kế đó.
Người thừa kế theo pháp luật
– Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Dịch vụ chia tài sản thừa kế
Phan Law Vietnam có cung cấp dịch vụ pháp lý hỗ trợ phân chia tài sản thừa kế với sự chuyên nghiệp và tận tâm. Với đội ngũ luật sư của Phan Law Vietnam có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực pháp lý gia đình và di sản, sẵn sàng đưa ra các giải pháp phù hợp nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Khách hàng. Luật sư của chúng tôi sẽ:
- Hỗ trợ Khách hàng giải quyết các tranh chấp pháp lý liên quan đến di sản của người thân đã qua đời.
- Hướng dẫn và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết như khai nhận di sản, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
- Đảm bảo các thủ tục pháp lý được thực hiện đúng quy định, giảm thiểu rủi ro tranh chấp trong tương lai.
Trên đây là giải đáp pháp lý của Phan Law Vietnam. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư