Quyền dân sự là khả năng được phép xử sự theo ý chí tự do trong khuôn khổ pháp luật của chủ thể trong quan hệ dân sự, phát sinh trong lĩnh vực dân sự để đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của chính chủ thể. Vậy quyền dân sự là gì? Các căn cứ xác lập Quyền dân sự theo Bộ luật Dân sự như thế nào? Để biết câu trả lời cho những câu hỏi này, xin mời quý khách cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Luật tố tụng dân sự là gì? Dịch vụ Luật sư đại diện tố tụng dân sự
>> Quy định luật dân sự mới nhất về thừa kế
>> Luật dân sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự
Quyền dân sự là gì?
Quyền dân sự là gì theo quy định pháp luật?
Theo Điều 14 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 đã quy định:
“ 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Đồng thời tại Điều 2 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định về quyền dân sự như sau:
“Điều 2. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Như vậy, theo quy định trên chúng ta có thể hiểu quyền dân sự là quyền của chủ thể được pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi ích của mình.
Quyền dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự nhất định mà chủ thể đó đang tham gia, quyền tự mình thực hiện những hành vi nhất định, quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị người khác xâm phạm.
Quyền dân sự hiểu theo nghĩa rộng là quyền của chủ thể được pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ thể đó. Các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự khác nhau thì có các quyền dân sự khác nhau.
Quyền dân sự là gì theo quy định pháp luật?
Căn cứ xác lập quyền dân sự
Theo luật thì quyền dân sự là khả năng xử sự theo ý chí tự do của chủ thể nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, quý khách cần chú ý không phải xử sự nào cũng phù hợp với quy định của pháp luật, mà quyền dân sự được xác lập trên các căn cứ xác lập quyền dân sự quy định tại Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
- Hợp đồng (là sự thỏa thuận của các chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền dân sự).
- Hành vi pháp lý đơn phương (là sự thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền về dân sự).
- Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật (là những quyết định được ban hành bởi những cơ quan Nhà nước, buộc tất cả các chủ thể trong giao dịch dân sự phải có nghĩa vụ phải tuân thủ chấp hành các loại quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
- Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (khi người lao động bỏ sức lực của bản thân mình sẽ được hưởng chính thành quả lao động ấy và được Nhà nước bảo hộ. Trong sở hữu trí tuệ là căn cứ pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật dân sự).
- Chiếm hữu tài sản (là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản).
- Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (là người sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản thuộc sở hữu toàn dân).
- Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật (Người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và bồi thường ngoài hợp đồng).
- Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó.
- Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự
Trường hợp 1: Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
Trường hợp 2: Cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại trường hợp 1 thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.
Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
- Yêu cầu khác theo quy định của luật.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư