Thực tế hiện nay không ít cá nhân, doanh nghiệp đã có chút nhầm lẫn về hai loại hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại và nó cũng gây ảnh hưởng đến mục đích, quyền lợi của người tham gia ký kết. Vậy hợp đồng dân sự khác hợp đồng thương mại thế nào? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu thông tin trong bày viết dưới đây, để trả lời cho câu hỏi này.
Xem thêm:
>> Công ty TNHH có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật hay không?
>> Tư vấn về gia công thương mại theo quy định của pháp luật
>> Các hành vi vi phạm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng dân sự khác hợp đồng thương mại thế nào?
Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Hợp đồng dân sự: Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng thương mại: Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Hợp đồng dân sự khác hợp đồng thương mại thế nào?
Do hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là hai loại hợp đồng có khá nhiều điểm giống nhau, nên các cá nhân, doanh nghiệp dễ bị nhầm lấn.
Điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Hai loại hợp đồng này bản chất đều là giao dịch dân sự, được xây dựng dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận giữa các bên. Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên tham gia và cả lợi ích chung. Có các điều khoản tương tự nhau theo quy định của pháp luật: về chủ thể, đối tượng, quyền và nghĩa vụ, cách thức thanh toán,…
Cả 02 loại hợp đồng đề có hình thức thực hiện bằng văn bản, có thể giao kết bằng việc truyền miệng, sử dụng giao kết qua phần mềm điện tử,… Sau khi hợp đồng được ký kết và có hiệu lực thì các bên tham gia đều bị ràng buộc bởi các thỏa thuận, điều khoản trong hợp đồng.
Điểm khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có những điểm khách nhau như sau:
Mục đích hợp đồng
Hợp đồng dân sự xác lập các giao dịch dân sự, các giao dịch này có thể có hoặc không phát sinh lợi nhuận. Hợp đồng dân sự là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều loại hợp đồng đặc thù khác nhau, trong đó có hợp đồng thương mại.
Hợp đồng thương mại là một đặc thù riêng của hợp đồng dân sự mà khi đó, mục đích của hợp đồng là hướng tới các hoạt động phát sinh lợi nhuận, hay còn gọi là hoạt động thương mại. Trong trường hợp nếu hợp đồng không có mục đích sinh lợi, nhưng một bên giao kết là thương nhân và 2 bên thỏa thuận lựa chọn Luật thương mại để áp dụng thì cũng được coi là Hợp đồng thương mại.
Chủ thể hợp đồng
Hợp đồng dân sự: Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng dân sự là các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp chủ thể là cá nhân chưa đủ năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện của cá nhân đó tham gia ký kết hợp đồng theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Đối với chủ thể hợp đồng dân sự là tổ chức, tổ chức đó không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân.
Hợp đồng thương mại: Chủ thể ký hợp đồng là các thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại. Theo Luật thương mại 2005 có giải thích thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một các độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại trong các ngành, nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Hợp đồng dân sự khác hợp đồng thương mại thế nào?
Luật điều chỉnh
Hợp đồng dân sự thông thường được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự. Tuy nhiên ở một số trường hợp tuy là hợp đồng dân sự mà một bên giao dịch là thương nhân tại Việt Nam lựa chọn luật áp dụng là Luật thương mại thì thỏa thuận đó vẫn được điều chỉnh bởi Luật thương mại.
Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Hợp đồng dân sự: Trong hầu hết các trường hợp, tranh chấp của hợp đồng dân sự được giải quyết riêng giữa 2 bên hoặc thông qua Tòa án. Đối với một số hợp đồng dân sự mà một bên tham gia hợp đồng có mục đích kinh doanh thương mại thì có thể lựa chọn Trọng tài là nơi giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng thương mại: Nếu các bên không tự giải quyết tranh chấp được thì có thể nhờ cơ quan Toà án hoặc Trọng tài giải quyết tuỳ theo sự lựa chọn của các bên.
Phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng
Theo quy định của cả Bộ luật dân sự và Luật thương mại thì bên vi phạm hợp đồng chỉ chịu phạt vi phạm nếu các bên có thoả thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Cụ thể:
- Luật thương mại quy định tổng mức phạt cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp Hợp đồng dịch vụ giám định.
- Bộ luật dân sự quy định mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự do các bên tự thoả thuận và không bị khống chế bởi Bộ luật dân sự.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Hợp đồng dân sự: Tại Điều 13 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại, thì cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy nếu định khác. Tuy nhiên, nếu các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm (Điều 418 Bộ Luật dân sự 2015).
Hợp đồng thương mại: Theo Điều 302 Luật Thương mại quy định, bên vi phạm phải chịu bồi thường hợp đồng cho bên bị vi phạm ngay cả trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trước về điều khoản bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư