Sở hữu công nghiệp là gì? Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp là nội dung bài viết chúng tôi gửi đến bạn sau đây. Theo cách hiểu phổ biến nhất, sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Đây là những tài sản vô hình có giá trị lớn, rất dễ bị xâm phạm nếu không có biện pháp bảo vệ đúng đắn.
Xem thêm:
>> Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2021
>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
>> Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Tìm hiểu sở hữu công nghiệp là gì?
Thuật ngữ sở hữu công nghiệp được hiểu như thế nào?
Sở hữu công nghiệp hay còn gọi là quyền sở hữu công nghiệp được biết tới là quyền sở hữu của cá nhân/tổ chức đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể đó là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra, chỉ dẫn địa lý hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (tham khảo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009), trong đó:
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Là cấu trúc không gian của các phần tử mạch tích hợp bán dẫn và mối liên kết chặt chẽ của các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
- Nhãn hiệu: Là dấu hiệu nhằm mục đích dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các tổ chức/cá nhân khác nhau.
- Sáng chế: Là giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc được thể hiện dưới dạng quy trình nhằm mục đích giải quyết một vấn đề
- Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng bên ngoài của 01 sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này.
- Tên thương mại: Là tên gọi của chủ thể kinh doanh nhằm mục đích để phân biệt tổ chức/cá nhân mang tên gọi đó với tổ chức/cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Bí mật kinh doanh: Là thông tin có được từ các hoạt động đầu tư về tài chính, về trí tuệ mà chưa được bộc lộ ra bên ngoài và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
- Chỉ dẫn địa lý: Là dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, một địa phương, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.
Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, việc các cá nhân/tổ chức đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp là không phải là thủ tục bắt buộc. Việc các cá nhân/tổ chức có đăng ký hay không là hoàn toàn phụ thuộc nhu cầu, mong muốn của họ. Tuy nhiên, vì lợi ích của mình thì các cá nhân/tổ chức cần quan tâm đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà mình có.
Theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì căn cứ phát sinh, căn cứ để xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với từng đối tượng như sau:
- Đối với sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đối với những nhãn hiệu nổi tiếng: Được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu đó
- Đối với tên thương mại: Được xác lập dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó
- Đối với những bí mật kinh doanh: Được xác lập dựa trên cơ sở có được một cách hợp pháp những bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật những bí mật kinh doanh đó
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: Được xác lập dựa trên cơ sở hoạt động cạnh tranh kinh doanh.
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có những quyền gì?
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có những quyền gì?
Theo quy định tại Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì chủ sở hữu quyền công nghiệp có những quyền sau:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Nghiêm cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
- Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp
Trên đây là những tư vấn của Phan Law về sở hữu công nghiệp là gì, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Phan Law tự tin là đơn vị chuyên tư vấn dịch vụ về sở hữu công nghiệp, chúng tôi có đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và am hiểu về luật nên Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư