Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi được biết là những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả sẽ được để lại thừa kế, vậy trong trường hợp tác phẩm không có người thừa kế thì pháp luật sẽ bảo hộ như thế nào? Mong Phan Law tư vấn giúp tôi .
Xin chân thành cảm ơn.
Tranh dân gian được bảo hộ dưới loại hình tác phẩm nào?
Trích dẫn tài liệu trong công trình nghiên cứu văn hóa dân tộc phải thỏa mãn các điều kiện nào?
Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tác có quyền công bố tác phẩm?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi có ý kiến như sau:
Quyền tác giả được xác định là một loại tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự Việt Nam. Theo đó, khi chủ sở hữu quyền tác giả mất đi thì quyền tác giả lúc này trở thành di sản theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự Việt Nam.
Về nguyên tắc, di sản để lại thừa kế sẽ có các trường hợp như sau:
- Có người thừa kế và người thừa kế chấp nhận quyền thừa kế;
- Có người thừa kế và người thừa kế từ chối quyền nhận di sản;
- Có người thừa kế và người thừa kế rơi vào trường hợp không được hưởng di sản theo pháp luật hoặc do truất quyền;
- Không có người thừa kế theo pháp luật và theo di chúc.
Như vậy, có thể thấy trong các trường hợp (1), (2), (3) đều dẫn đến một kết quả cuối cùng là không có người thừa kế quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đã mất.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thì lúc này tác phẩm sẽ thuộc về Nhà nước. Theo đó, Chính phủ sẽ quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước đều phải tuân theo quy định đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ tư vấn đăng ký bản quyền tác giả, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn