Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Có quan điểm cho rằng tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc là hai loại tác phẩm khác nhau. Quan điểm này có đúng hay không, hay tác phẩm phái sinh chính là tác phẩm gốc? Mong Phan Law Vietnam giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác phẩm điện ảnh đã định hình nhưng chưa công bố thì thời hạn bảo hộ tính thế nào?
Tác phẩm nghe nhìn là gì?
Tác phẩm chú giải thuộc loại hình nào?
Trả lời:
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ – CP, tác phẩm gốc (bản gốc) tác phẩm là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân hoặc nhiều cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định. Tác phẩm phái sinh bao gồm tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Như vậy, theo các quy định trên đây, tác phẩm phái sinh không được coi là tác phẩm gốc.
Theo khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Cám ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến chủ đề này của chúng tôi. Trường hợp quý khách mong muốn được hỗ trợ cụ thể hơn, mời liên hệ với Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn