Bếp ăn tập thể là một hình thức tồn tại của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại khoản 5 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
Xem thêm:
>> Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm những ai?
>> Phương Mỹ Chi nhận lỗi khi quảng cáo kẹo trắng da trên trang cá nhân
>> An toàn, vệ sinh viên quy định thế nào trong luật?
Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhân viên bếp ăn tập thể.
Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
Tại Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau: Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, tại Điều 28 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
Để cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động phù hợp với điều kiện, nguyên tắc quy định nêu trên cần đáp ứng về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động.
- Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhân viên bếp ăn tập thể
Tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nhân viên bếp ăn tập thể.
Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn bởi Điểm 11 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013.
Theo Điểm 11 Công văn 5845/BCT-KHCN năm 2013, chủ sở hữu bếp ăn tập thể cũng như người trực tiếp sản xuất thực phẩm cũng phải có giấy chứng nhân đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp, thì mới đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm này chỉ có thời hạn 01 năm vì vậy mỗi năm nhân viên tại bếp ăn tập thể đều phải tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư