Hàng kém chất lượng trên nền tảng trực tuyến
Do việc mua hàng thông qua các nền tảng, ứng dụng trực tuyến vô cùng nhanh chóng, tiện lợi, nhiều người dân đã không ngại chi tiền mua hàng hóa thông qua các kênh này. Tuy nhiên, do chính sách quản lý kênh còn hạn chế cũng như thủ đoạn lừa đảo tinh vi của các đối tượng, nhiều người mua đã phải “ngậm đắng nuốt cay” khi nhận về những món hàng kém chất lượng hoặc không đúng kỳ vọng.
Các đối tượng thường lập ra những kênh bán hàng trên Facebook, Instagram, Tiktok,… đăng những hình ảnh sản phẩm lung linh (lấy cắp từ những kênh bán hàng uy tín), rồi nâng khống lượt tương tác, đẩy lượt like, comment, đánh giá tốt,… khiến người mua tin tưởng đây là địa chỉ mua hàng đáng tin cậy. Sau khi nhận được hàng, người mua mới vỡ lẽ những hàng hóa mình được nhận đều là hàng kém chất lượng. Lúc này khi muốn đổi trả, người mua sẽ không còn liên lạc được với chủ hàng.
Có trường hợp sau khi chuyển tiền mua hàng, người mua đã không còn liên hệ được với người bán, tiền mất mà hàng vẫn không thấy đâu.
Nhất là vào dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam, nhiều người dân có nhu cầu mua các hộp quà trà, rượu, bánh, mứt để tặng cho bạn bè, đối tác, nhưng nếu gặp phải hàng kém chất lượng, nếu không kiểm tra, đến khi tặng đi rồi, không chỉ uổng tiền mà còn bị ảnh hưởng uy tín. Do đó, người dân mua tặng phẩm mùa Tết phải hết sức cẩn thận.
Biện pháp phòng tránh mua hàng kém chất lượng
Vào dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam, để lừa dối người mua và lẩn tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, các đối tượng sản xuất buôn bán hàng kém chất lượng thường triệt để lợi dụng nền tảng công nghệ số để bán hàng trên các trang thương mại điện tử, các ứng dụng mạng xã hội,.. để tiếp cận nhanh nhất đến người mua và dễ dàng xóa dấu vết phạm tội, trốn tránh sự truy xét của các cơ quan chức năng.
Theo đó, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) khuyến cáo người mua chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin về chủ sở hữu (tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…), thông tin về điều kiện giao dịch, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
Trường hợp mua hàng qua mạng xã hội, người mua cần tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin người bán, hàng hoá có nguồn gốc rõ ràng.
Thực tế xác minh thường thấy các người bán hàng kém chất lượng trên nền tảng trực tuyến không có địa chỉ chính xác, các trang web không hoạt động hoặc không có tương tác với khách hàng. Số điện thoại của đường dây nóng thường không có thực hoặc luôn trong tình trạng thuê bao không liên hệ được.
Những hàng giả, hàng kém chất lượng cũng cố tình tạo ra mã số, mã vạch để xác định nguồn gốc hàng hóa nhưng thường khi truy cập không thể hiện được xuất xứ hàng hóa hoặc lại là nguồn gốc hàng hóa khác do bị copy từ những mã số, mã vạch của những nhóm hàng khác tương tự. Người mua có thể sử dụng các công nghệ xác thực giúp truy xuất nhanh thông tin nguồn gốc hàng hóa.
Để được hỗ trợ giải đáp các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả, Quý Khách hàng hãy liên hệ Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Dịch vụ tư vấn của Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đảm bảo hỗ trợ Quý Khách hàng giải quyết những khó khăn, đề xuất phương án khả thi nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Quý Khách hàng.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư