Tìm hiểu các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp là điều mà tổ chức, cá nhân nào cũng cần phải làm khi thành lập doanh nghiệp. Hiểu được nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước là trách nhiệm của công dân mà tổ chức, cá nhân nào cũng phải quan tâm. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì một doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nào?
Có bao nhiêu loại thuế tổ chức, cá nhân cần biết khi thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 09 loại thuế tác động đến hoạt động của doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân cần biết khi thành lập doanh nghiệp, bao gồm: Thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trưởng, thuế xuất nhập khẩu và thuế sử dụng đất. Tùy từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh và các hoạt động phát sinh trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp có thể đóng một số loại thuế quy định nêu trên.
Thành lập doanh nghiệp và 9 loại thuế cần biết.
Khái quát ban đầu về các loại thuế cho tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp
Trong 09 loại thuế nêu trên thì một doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nảo? Đó là băn khoăn của hầu hết các tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm về các loại thuế sau đây sẽ rất hữu ích giúp tổ chức, cá nhân nhận diện các loại thuế và trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nào?
Thuế môn bài
Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị Định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cho khoản 8, 9 Điều 3 Nghị Định 39/2016/NĐ-CP có quy định miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
- Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
- Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
- Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau:
– Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
Lưu ý: Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo Điều 3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP có quy định thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại Khoản 2 Điều này. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có thu nhập quy định tại Khoản 2 Điều này thì thu nhập này được xác định là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải đóng mà tổ chức, cá nhân cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Theo Điều 11 Thông Tư số 78/2014 TT-BTC quy định Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính căn cứ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhân với mức thuế suất. Theo đó:
- Mức thuế suất 20% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng.
- Mức thuế suất 22% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ đồng.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo Thông tư số 219/TT_BTC thì tùy vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng, mà mỗi DN có cách tính thuế GTGT khác nhau.
- Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT gồm: mức thuế 10% ; 5% và 0%;
- Đối với DN kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức thuế suất phải nộp tùy thuộc vào loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo dnah mục được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp tổ chức, cá nhân cần tìm hiểu loại hàng hóa, ngành nghề kinh doanh chịu sự điều chỉnh của chế định này.
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà cá nhân phải đóng đối với các thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. khi thành lập doanh nghiệp cá nhân phải nộp thuế này căn cứ vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản thu nhập phát sinh thuộc đối tượng chịu thuế.
Thuế sử dụng đất
Có hai loại thuế sử dụng đất là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Do đó, Khi thành lập doanh nghiệp tổ chức, cá nhân cần xem xét doanh nghiệp mình có tài sản là quyền sử dụng đất nào thì phải đóng thuế sử dụng đất đối với các loại đất đó.
Thuế xuất nhập khẩu
Là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, hàng hóa đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan hay từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Tùy thuộc vào loại hàng hóa áp mức thuế suất % hay thuế suất tuyệt đối mà căn cứ tính thuế khác nhau.
Thuế tài nguyên
Khi thành lập doanh nghiệp, nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở lĩnh vực khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì tổ chức, cá nhân phải nộp loại thuế tương ứng với mức thuế suất của tài nguyên đó theo quy định của Luật thuế tài nguyên.
Thuế bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp phải nộp thuế bảo vệ môi trường nếu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên môi trường.
Trên đây là sự phân tích khái quát của chúng tôi về các loại thuế điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp các tổ chức, cá nhân trong buổi đầu thành lập doanh nghiệp có được thông tin hữu ích để thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn hãy liên hệ với PHAN LAW VIETNAM để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn