Văn bằng bảo hộ là cơ sở để xác lập quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu theo đúng cơ chế của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đây cũng đồng thời là tiền đề để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra đối với các quyền lợi liên quan đến nhãn hiệu. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, văn bằng bảo hộ này có thể bị hủy bỏ hiệu lực. Vấn đề này có ảnh hưởng khá lớn đến nhiều khía cạnh liên quan đến thủ tục cũng rất cần được chú trọng.
Trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực
Việc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ có thể diễn ra dưới hai hình thức:
- Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực
- Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực
Theo quy định tại Điều 96 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì các trường hợp văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực bao gồm:
– Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với nhãn hiệu
– Đối tượng không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Còn đối đối với trường hợp văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực sẽ diễn ra khi phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Khi hủy bỏ hiệu lực thì nhãn hiệu được thể hiện trên văn bằng đó không còn được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ thì nhãn hiệu buộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định cũng như người nộp đơn phải có quyền đăng ký nhãn hiệu.
Thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí và lệ phí. Yêu cầu đó sẽ được thể hiện thông qua đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Theo quy định tại điểm 21.2 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
- Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo Mẫu 04-CDHB quy định tại Phụ lục C của Thông tư này
- Chứng cứ (nếu có)
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện)
- Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 của Thông tư này
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Căn cứ vào kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ ra quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến thủ tục hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật của Phan Law Vietnam qua các cách thức dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn