Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để biết thêm trông tin về thủ tục thự hiện biện pháp khẩm cấp tạm thời trong tố tụng hành chính mời quý khách cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Tổng quan một số vấn đề về luật tố tụng hành chính
>> Thủ tục khởi kiện trong vụ án hành chính được thực hiện như thế nào?
>> Những nội dung cơ bản của Luật Tố tụng Hành chính
Thủ tục thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc xác định thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được chia làm hai trường hợp tùy theo thời điểm xem xét, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 67 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019,:
– Trước khi mở phiên tòa do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
– Tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
Hiệu lực của biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay, đồng thời tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đương sự; Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp theo Điều 75 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019.
Thủ tục thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính.
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại Điều 73 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được tiến hành như sau:
– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền; kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có đầy đủ nội dung theo yêu cầu pháp luật.
– Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật Tố tụng Hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận đơn yêu cầu. Trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
– Trường hợp Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận đơn yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không; trường hợp không chấp nhận thì HĐXX phải thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.
– Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Tố tụng Hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019, thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm viết đơn;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước[11] hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Trường hợp Khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Đối với trường hợp khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tùy vào thời điểm sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khác nhau được thực hiện như sau:
– Chánh án Tòa án xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Tố tụng Hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị.
– Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng.
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thời hạn khiếu nại, kiến nghị là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc thông báo của Thẩm phán về việc không quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư