Việc ca sĩ Cao Thái Sơn sử dụng 2 ca khúc “Bình yên nhé” và “Yêu thương quay về” do Khắc Việt sáng tác để trình diễn trong một sự kiện âm nhạc gần đây đã gây tranh cãi không ít trên mạng xã hội.
Xem thêm:
>> Bản ghi chép tay có được bảo hộ hay không?
>> Tác phẩm nhiếp ảnh theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ
>> Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả như thế nào?
Drama giữa Nathan Lee – Khắc Việt – Cao Thái Sơn
Được biết hai ca khúc trên đã được Nathan Lee thông báo đã mua độc quyền trước đó với thời hạn 03 năm. Sau khi Cao Thái Sơn trình diễn, Nathan Lee đã liên tục phản ứng gay gắt. Phía nhạc sĩ Khắc Việt cũng lên tiếng khẳng định đã bán 2 ca khúc này cho Nathan Lee.
Drama giữa Nathan Lee – Khắc Việt – Cao Thái Sơn
Khuya ngày 1-7, Cao Thái Sơn đã lần đầu lên tiếng về sự việc này. Theo nam ca sĩ thì 2 ca khúc “Bình yên nhé” và “Yêu thương quay về” đã được phía anh và nhạc sĩ Khắc Việt thống nhất nếu ngưng hợp tác hay bán cho ca sĩ khác thì phải thông báo cho nhau.
Cao Thái Sơn khẳng định việc biểu diễn trong đêm nhạc vừa qua là hoàn toàn đúng và không vi phạm bất cứ điều luật nào. “Cho tới thời điểm biểu diễn xong cũng không nhận được thông báo nào nên bên Sơn có yêu cầu phía nhạc sĩ Khắc Việt công bố việc bản quyền để bảo đảm sự tôn trọng cả đôi bên” – Cao Thái Sơn nói.
Cao Thái Sơn lập tức bị nhạc sĩ Khắc Việt đáp trả với bài đăng dài trên trang cá nhân. Anh thậm chí còn khẳng định Cao Thái Sơn là người sống không có tâm.
Trước đó, hôm 30.6, đại diện Khắc Việt đăng tải bài viết thông báo về bản quyền ca khúc Yêu thương quay về, Bình yên nhé được chuyển nhượng độc quyền cho Nathan Lee với thời hạn 2 năm. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến việc thu âm, ra sản phẩm nên phía giọng ca sinh năm 1987 quyết định tặng thêm cho đồng nghiệp một năm sử dụng độc quyền 1 năm.
Bản quyền là gì?
Bản quyền có thể được hiểu là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để miêu tả quyền tác giả có, đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của người đó. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, điêu khắc, phim chuyện, các dữ liệu máy tính, quảng cáo hay những bản vẽ kỹ thuật… (Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả).
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Căn cứ Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:
+ Đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Quyền tài sản:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Hiện tranh cãi giữa bộ ba Nathan Lee – Khắc Việt – Cao Thái Sơn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các bên đều đưa ra quan điểm của mình. Chúng tôi sẽ cập đến Quý độc giả trong các bản tin tiếp theo.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư